Không quá nhiều biến động, song thị trường và ngành công nghiệp ôtô Việt Nam năm 2013 cũng đã để lại những dấu ấn đậm nét.
Trái với không khí vẫn còn khá ảm đạm của thị trường nói chung, riêng thị trường xe hơi hạng sang lại có một năm thật sự sôi động.
Đáng chú ý, 5 dấu ấn dưới đây đều được nhận định sẽ có vai trò mở ra một xu hướng mới hoặc có ảnh hưởng lớn đến toàn ngành trong thời gian tới.
Giảm mạnh lệ phí trước bạ
Tin vui lớn nhất đối với người tiêu dùng ôtô Việt Nam năm 2013 có lẽ là quyết địnhgiảm mạnh lệ phí trước bạ đối với xe chở người dưới 10 chỗ ngồi đăng ký lần đầu.
Cụ thể, ngày 25/3 Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2013/NĐ-CP trong đó quy định tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi đăng ký lần đầu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung. Quy định này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/4.
Sau đó, lần lượt các thành phố áp dụng mức thu lệ phí trước bạ cao như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng đã lần lượt điều chỉnh giảm tại địa phương mình. Tính đến tháng 12/2013, mức thu tại hầu hết các địa phương trên cả nước đã giảm đồng loạt về 10%, riêng thành phố Hà Nội áp dụng mức 12%. Tp.HCM là địa phương cuối cùng điều chỉnh và mức thu 10% sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014.
Nhớ rằng, chính việc tăng tỷ lệ thu lệ phí trước bạ lên cao, trong đó riêng Hà Nội áp dụng mức 20% và các địa phương khác áp dụng phổ biến ở mức 15%, đã góp phần lớn kéo sức mua ôtô trên toàn thị trường năm 2012 xuống mức rất thấp. Cũng chính vì vậy mà năm 2013, ngành hải quan đã đưa ra kiến nghị giảm mức thu lệ phí trước bạ nhằm kích thích thị trường, qua đó tăng nguồn thu ngân sách từ thuế - phí ôtô.
Cho dù việc giảm lệ phí trước bạ diễn ra khá muộn (đại đa số các địa phương đều thực hiện vào giai đoạn nửa cuối năm) song cũng đã phần nào thúc đẩy sự phục hồi của thị trường ôtô. Theo tính toán của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng sức mua ôtô toàn thị trường năm 2013 đạt khoảng 109.000 xe, tăng 8% so với năm 2013. Động thái giảm thu lệ phí trước bạ cũng được kỳ vọng sẽ giúp sức mua ôtô năm 2014 tiếp tục tăng lên.
Nỗi lo xe lắp ráp
Thực ra, câu chuyện về tương lai ngành nghiệp ôtô Việt Nam đã được bàn luận từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, với sự đổ về ồ ạt của các thương hiệu, các loại xe nhập khẩu đã khiến nỗi lo đổ vỡ của ngành sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam bị đẩy lên cao trào.
Có thể thấy rằng, chưa bao giờ nỗi lo của ôtô lắp ráp trong nước lại lớn như năm 2013. Liên tiếp các cuộc họp, diễn đàn và trên mặt báo xuất hiện dày đặc những “mối nguy” về sức ép từ lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước trong khối ASEAN.
Các chuyên gia phân tích, tính tại thời điểm năm 2013 thì chỉ còn 5 năm nữa thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ ASEAN sẽ về mức 0%. Trong khi năng lực của công nghiệp ôtô trong nước còn quá yếu kém thì với lợi thế về thuế, kéo theo đó là giá bán, chắc chắn sự đổ vỡ của hàng loạt nhà máy tại Việt Nam sẽ diễn ra. Và như cảnh báo của đại diện một tập đoàn ôtô lớn, “nếu không quyết liệt thì đến năm 2018 giỏi lắm cũng chỉ còn 3 hãng xe duy trì nhà máy tại Việt Nam”.
Vấn đề là, 5 năm có phải quãng thời gian đủ để công nghiệp ôtô Việt Nam làm nên điều thần kỳ hay không?!
Sức ép càng trở nên hiện thực hơn khi chính các tập đoàn ôtô đang lắp ráp xe tại Việt Nam đã lần lượt công bố các dự án đầu tư nhà máy mới tại hai quốc gia trong khu vực là Thái Lan và Indonesia, trong đó có những nhà máy với vốn đầu tư tương đương tổng vốn đầu tư tại các nhà máy hiện có tại Việt Nam.
Đua nhau xin gia hạn thuế
Năm 2013 đã chứng kiến một “phong trào” lớn trong ngành công nghiệp ôtô là việc các hãng xe đua nhau nộp đơn xin gia hạn thuế với số thuế hàng nghìn tỷ đồng.
Doanh nghiệp được xem là có vai trò “mở hàng” là Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải. Sau khi nộp đơn, Trường Hải đã được Chính phủ đồng ý cho gia hạn 1.200 tỷ đồng thuế. Từ đó, hàng loạt các doanh nghiệp khác như Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Công ty Cổ phần Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki), Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công, Công ty Cổ phần Ôtô TMT, Công ty TNHH Hoàng Trà và Công ty TNHH Ôtô Đông Phương cũng đã lần lượt xin được gia hạn nộp thuế.
Lý do, theo doanh nghiệp, là bởi tình hình kinh tế khó khăn, thị trường ảm đạm kéo dài dẫn đến tình trạng tồn kho lớn, nợ đọng vốn nhiều, nhà máy sản xuất cầm chừng. Thực tế, đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các ngành sản xuất, kinh doanh khác trong vài năm trở lại đây.
Xe sang khuấy động
Trái với không khí vẫn còn khá ảm đạm của thị trường nói chung, riêng thị trường xe hơi hạng sang lại có một năm thật sự sôi động.
Theo đại diện các nhà phân phối, tình hình bán hàng của các thương hiệu xe sang năm 2013 rất tốt, đa số các thương hiệu lớn đều đạt tỷ lệ tăng trưởng 20-30% so với năm trước. Đáng tiếc là khi nhắc đến các con số thống kê chi tiết, các hãng xe này lại tỏ vẻ ỡm ờ.
Tuy vậy, chỉ cần nhìn vào sự gia nhập ồ ạt của các thương hiệu mới cũng đủ thấy sức hút của thị trường xe sang năm 2013. Chỉ trong vòng một năm, hàng loạt các tên tuổi lớn đã hiện diện tại Việt Nam như Lexus, Rolls-Royce, Bentley, Lamborghini, Infiniti hay Jaguar. Trong đó, đã có những thương hiệu chính thức ra mắt thị trường.
Chính sự lớn mạnh của khối thương hiệu này đã tạo nên một sân chơi cân bằng và sòng phẳng tại triển lãm Vietnam Motor Show 2013 với đông đảo thương hiệu xe sang như Mercedes-Benz, BMW, Audi, Lexus, Infiniti và Land Rover.
Triển lãm kỷ lục
Mặc dù thị trường chưa thực sự thoát xác khỏi khó khăn song năm 2013 lại chứng kiến một kỳ triển lãm ôtô thực sự ấn tượng với những kỷ lục.
Trước hết là về quy mô. Vietnam Motor Show 2013 là kỳ triển lãm ôtô lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay khi lần đầu tiên quy tụ được 15 thương hiệu góp mặt, trong đó có không ít các thương hiệu mới và một số thương hiệu trở lại sau một vài kỳ vắng bóng vì èo uột (nếu so sánh với kỳ triển lãm năm 2011 chỉ có 7 hãng xe tham gia sẽ càng thấy sự khác biệt này).
Với sự tham gia của 7 hãng xe nhập khẩu (trong đó có hai cái tên mới toanh là Lexus và Infiniti), Vietnam Motor Show 2013 thực sự là một “ngày hội” ôtô tại Việt Nam. Vì vậy, không khí ảm đạm ngoài thị trường xem như bị xóa nhòa với lượng khách tham quan đạt mức kỷ lục 150.000 lượt.
Kỷ lục vui hơn cả là ngay tại kỳ triển lãm, lượng khách đặt mua xe nhiều đến nỗi chỉ sau 3 ngày diễn ra, nhiều hãng xe đã thông báo “cháy hàng” với hàng chục hợp đồng được ký. Đáng chú ý, ngay với các thương hiệu hạng sang như BMW hay Mercedes-Benz, nhiều khách hàng đã chồng tiền mặt ngay “tại trận” để mua bằng được chính những chiếc xe đang trưng bày. Từ đó, một hình ảnh khá lạ tại các kỳ triển lãm ôtô Việt Nam là những tấm biển “sold” (đã bán) liên tiếp được trưng ra
Các bản tin khác
- Đà Nẵng “bùng nổ” condotel
- Cần cẩn trọng với tín dụng bất động sản
- Thiết kế cảnh quan sông Hàn: Hành động nhanh với ý tưởng mới
- Đà Nẵng chính thức xin vay gần 6.400 tỷ di dời ga đường sắt
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng sẽ đi về đâu?
- Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2017: Để người dân và du khách được hưởng lợi
- Năm 2017 chưa có bong bóng bất động sản
- Miễn giảm tiền sử dụng đất cho thân nhân liệt sỹ
- Đà Nẵng: Đề xuất Chính phủ phương án đầu tư dự án Di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Thị trường condotel 2017: Luồng “gió mới” của thị trường
- Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng
- Đà Nẵng có thêm khách sạn 4 sao
- Đà Nẵng – đầu tư bất động sản gắn liền với định hướng phát triển kinh tế bền vững
- Hội nghị Thành ủy lần thứ 8: Tăng cường công tác quản lý xây dựng và trật tự đô thị
- Công bố 6 dự án nhà ở thương mại được giao dịch mua bán
- Đà Nẵng đăng cai Liên hoan kiến trúc Việt Nam 2017
- Không có chuyện "mất trắng" căn hộ chung cư sau 50 năm
- Công nhận kết quả đấu giá đối với các lô đất thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà và phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ
- 1.500 tỷ đồng thực hiện dự án tuyến đường vành đai phía tây
- Đề nghị Thủ tướng cho phép lập quy hoạch tổng thể phát triển Đà Nẵng