Sáng ngày 8-1, Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì hội nghị. Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Huỳnh Nghĩa và Phó Chủ tịch UBDN thành phố Nguyễn Xuân Anh chủ trì tại đầu cầu Đà Nẵng.
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “Sau khi Hiến pháp được Quốc hội thông qua, nhiệm vụ quan trọng là tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, bảo đảm cho từng nội dung của Hiến pháp đi vào đời sống, tạo sự chuyển biến sâu rộng và tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có liên quan trực tiếp và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn hệ thống chính trị. Quá trình triển khai thi hành Hiến pháp đòi hỏi sự tham gia tích cực, nghiêm túc của nhân dân, tất cả các cấp ngành dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Hiến pháp tạo cơ sở hiến định quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Những quy định của Hiến pháp thể hiện sâu sắc và toàn diện chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, thể hiện đầy đủ bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện bao quát, toàn diện hơn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.”
Sau 20 năm thực hiện Hiến pháp 1992, Quốc hội khóa XIII đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để phù hợp với thời kỳ phát triển mới. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, thu hút sự quan tâm sâu sắc và nhiệt tình hưởng ứng của đông đảo đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng trong cả hệ thống chính trị. Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và các cơ quan, tổ chức đã tổ chức chu đáo việc lấy ý kiến nhân dân, tổng hợp, giải trình nghiêm túc, thuyết phục các góp ý để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trải qua quá trình làm việc công phu, nghiêm túc, khoa học và dân chủ, với tinh thần lắng nghe, thấu hiểu, chắt lọc tinh hoa trí tuệ từ các ý kiến đóng góp, ngày 28-11-2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Hiến pháp có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2014. Theo Nghị quyết của Quốc hội, cần phải khẩn trương tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, kịp thời tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tinh thần và nội dung Hiến pháp, giá trị khoa học và thực tiễn của Hiến pháp đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về Hiến pháp, ý thức chấp hảnh và bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội.
Tại hội nghị, trên cơ sở nghe báo cáo về những nội dung cơ bản của Hiến pháp, Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp và Chỉ thị của Ban Bí thư về việc triển khai thi hành Hiến pháp, các vị đại biểu đã thảo luận và đề xuất các biện pháp cụ thể cho việc triển khai thi hành Hiến pháp. Theo đó, trong năm 2014, các cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt nội dung của Hiến pháp, Chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và có kế hoạch thiết thực, phù hợp với từng cấp, ngành, địa phương và các đoàn thể để triển khai thi hành Hiến pháp diễn ra đúng mục đích, yêu cầu, tiến độ và thu được kết quả.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý, để bảo đảm hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu rà soát toàn diện, đồng bộ các văn bản để phát hiện và bãi bỏ những quy định trái Hiến pháp, sửa đổi,ban hành mới các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế khác trong hệ thống chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; lập danh mục, xác định lộ trình hoàn thiện hệ thống pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ Tổ quốc, đối ngoại và hợp tác quốc tế.
CÔNG TÂM
Các bản tin khác
- Hơn 14,2 tỷ đồng đầu tư tuyến đường Vương Thừa Vũ (đoạn từ Phó Đức Chính đến Ngô Quyền)
- Vốn ngoại đổ vào địa ốc
- Trên 96% diện tích đất đã được cấp GCN quyền sử dụng đất
- Kinh doanh BĐS: Phục vụ "thượng đế" còn lắm gian nan
- Khó có 'bong bóng' nhà đất
- Bất động sản cao cấp và nhân tố không gian xanh
- Sếp lớn bất động sản nói gì về triển vọng thị trường?
- Xã hội hóa đầu tư khu Liên hợp thể thao
- Chưa vội định đoạt số phận sân Chi Lăng trong 5 năm tới
- Đà Nẵng mới chỉ bán được 24 căn hộ chung cư 12 tầng Nại Hiên Đông
- Ôtô Toyota, Honda chỉ còn 300 triệu?
- Bồi thường thu hồi đất: Khác gì so với trước?
- Giá đất tái định cư một số khu dân cư trên địa bàn 2 quận Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu
- Giao dịch bất động sản giảm nhẹ trong tháng 9
- Thấp thỏm chờ di dời ga Đà Nẵng (2)
- Những chính sách có hiệu lực từ tháng 10-2015
- Sở Xây dựng TP.HCM thống nhất giảm nhiều thủ tục cho Việt kiều mua nhà
- Lý do người Đà Nẵng thích mua đất nền
- Ngũ Hành Sơn - Sự chuyển mình mạnh mẽ
- Hoà Xuân, “điểm nóng” mới của bất động sản Đà Nẵng