Dòng vốn ngoại vẫn đang âm thầm đổ vào BĐS Việt Nam, các thương vụ mua bán gần đây đa phần đến từ các tập đoàn BĐS quốc tế.
Dù dòng vốn FDI năm 2013 đổ vào BĐS không bùng nổ như giai đoạn hoàng kim vào 2008, tuy nhiên, năm nay dòng vốn này vẫn đứng ở vị trí số 3 sau công nghiệp chế biến và lĩnh vực sản xuất với 20 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 951 triệu USD. Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc là 3 cái tên dẫn đầu về đầu tư FDI tại Việt Nam trong năm qua.
Điều này phải chăng BĐS Việt Nam vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, và lọt vào tầm ngắm của các công ty, tập đoàn BĐS lớn trên thế giới? Nếu nhìn vào tỷ suất lợi nhuận thì BĐS đang đứng thứ 2 sau kênh đầu tư chứng khoán, trong khi lãi suất tiền gửi, vàng và USD dần kém hấp dẫn. Năm 2013 chứng khoán tăng 22%, lãi suất tiền gửi giảm xuống còn 7%, giá vàng giảm tới gần 25%,…
Qua theo dõi những thương vụ mua bán BĐS lớn trong năm vừa qua cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm lĩnh phần lớn thị phần. Một vài thương vụ tiêu biểu gần đây như Tập đoàn CJ của Hàn Quốc đã chính thức sở hữu tòa tháp Gemadept Tower mới được công bố vào những ngày cuối cùng của năm 2013. Giá thị trường tòa tháp văn phòng này cỡ khoảng 930 tỷ đồng. Trong đó, CJ Hàn Quốc sở hữu 85%.
Và thông tin đáng chú ý trên thị trường chuyển nhượng BĐS mới đây đó là Keppel Land, một nhà phát triển bất động sản nổi tiếng của Singapore (cũng đã có nhiều dự án BĐS tại Việt Nam) đang có kế hoạch nắm giữ 60% một dự án BĐS ở của ngõ phía Tây Thủ đô.
Công ty này sẽ lập một liên doanh với công ty con của Gami Group là CTCP Tài chính và Phát triển doanh nghiệp (FBS), và đổi tên dự án khu đô thị dịch vụ Tây Quốc Oai do FBS là chủ đầu tư thành dự án Hanoi WestGate. Được biết, dự án này có vốn đầu tư 100 triệu USD, quy mô 52,5ha nằm mặt đường Đại lộ Thăng Long thuộc địa phận huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Một vài thương vụ khác diễn ra vào đầu năm 2013 cho thấy, dòng vốn ngoại vẫn tiếp tục đổ vào BĐS Việt Nam, tạo nên con “sóng ngầm” trong bối cảnh giá trị tài sản sụt giảm mạnh thời gian qua, tuy vẫn còn chưa xứng với mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
BĐS thương mại, có giá trị sinh lời cao, thường nằm ở trung tâm 2 thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM vẫn đang là danh mục ưa thích của các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm. Trong năm 2013, đã không ít thương vụ chuyển nhượng diễn ra.
Có thể kể đến như Mapletree, thành viên của tập đoàn Temasek cũng đến từ Singapore đã mua lại cao ốc văn phòng Centre Point tại Tp.HCM từ Japan Asia Vietnam, một quỹ đầu tư từ Nhật, trị giá khoảng 54 triệu USD; Warburg pincus, một quỹ đầu tư khác đến từ Hoa Kỳ cũng đã bỏ ra 200 triệu USD để sở hữu 20% Vincom Retail; Lotte mua lại 70% vốn của khách sạn 5 sao Legend từ Tập đoàn Kotobuki (Nhật Bản), giá trị khoảng 62 triệu USD vào hồi tháng 4-2013; Tập đoàn khách sạn Minor International đến từ Thái Lan mua lại hai khu nghỉ dưỡng Life Heritage Resort Hội An và Life Resort Quy Nhơn với giá trị khoảng 16 triệu USD,…
Quỹ đầu tư từ Hồng Công, EXS Capital đã quyết định bỏ ra 37 triệu USD mua cổ phần của Sơn Kim Land; ReCapital, cũng là một quỹ đầu tư đã đầu tư 225 tỷ để đầu tư mua hơn 36% cổ phần Công ty Ninh Vân Bay (chuyên về BĐS nghỉ dưỡng); Đầu năm 2013, Perdana ParkCity (S) Pte của Malaysia cũng đã công bố sở hữu 100% tại dự án ParkCity Hà Nội khi mua lại toàn bộ số cổ phần của 2 đối tác trong nước; Indochina Land cũng đã quyết định hợp tác với Nam Long sở hữu 35% dự án Ehome3 Tây Sài Gòn,…
Chủ đầu tư dự án khu đô thị Tây Hồ Tây, Công ty T.H.T của Hàn Quốc mới đây cũng đã ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng KDB của Hàn Quốc để sẵn sàng bơm cho dự án này 200 triệu USD.
Các hãng bán lẽ lớn trên khắp thế giới cũng không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh, thuê mặt bằng bán lẻ quy mô lớn tại Hà Nội và TPHCM như Wallmark, Starbucks, McDonald’s hay Citmark…
Điều này cho thấy, dòng vốn ngoại vẫn ầm thầm chảy vào BĐS Việt Nam trong năm qua, các nhà đầu tư ngoại đặc biệt quan tâm đến Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhận định của CBRE, các nhà đầu tư này vẫn chưa thấy nhiều cơ hội tiềm năng, những vấn đề như thẩm định giá, sự minh bạch,…vẫn còn đó, nếu không có cách tiếp cận thực tiễn và mình bạch, các nhà đầu tư quốc tế này sẽ tìm kiếm cơ hội ở chỗ khác.
Còn theo Savills, những tài sản có dòng tiền ổn định như tòa nhà văn phòng, căn hộ dịch vụ và khách sạn tại Việt Nam được quan tâm, họ đánh giá cao thị trường BĐS Việt Nam, song vẫn đang có những bước đi thận trọng.
Các bản tin khác
- Người dân ủng hộ chủ trương xây dựng hầm chui phía tây cầu Sông Hàn
- Dự án Euro Village mở bán đợt 2
- Hiệp hội BĐS kiến nghị "xả" hết gói 30.000 tỉ đồng
- "Công trình xanh" tiêu biểu của kiến trúc Đà Nẵng
- Marina Complex, không gian sống cao cấp bên sông Hàn
- Hơn 34,4 tỷ đồng thảm bê tông nhựa và lát gạch vỉa hè các tuyến đường trên địa bàn thành phố
- Dự án có bến du thuyền đầu tiên tại Đà Nẵng mở bán đợt 2
- Bất động sản Đà Nẵng: Biệt thự đi trước, căn hộ ngước nhìn!
- Đề nghị Bộ Tài chính bố trí vốn để hoàn thành sớm các công trình trọng điểm
- Thống nhất hướng tuyến và vị trí nhà ga đường sắt mới
- Cải tạo, chỉnh trang 33 tuyến đường phục vụ APEC 2017
- Sắp ra mắt khu phức hợp bất động sản và bến du thuyền cao cấp đầu tiên tại Đà Nẵng
- Asia Park giảm 50% giá vé cho người Đà Nẵng
- Người vay gói 30.000 tỷ đồng "bỗng dưng muốn khóc", vì đâu?
- 6 tuyến đường lưu thông một chiều
- Phát triển đô thị theo hướng bền vững
- Cải tạo nút giao thông đường Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương
- Đổi mới công tác đền bù, giải tỏa và tái định cư Nói phải đi đôi với làm
- Tận mắt xem hợp đồng tín dụng của gói 30.000 tỷ
- Đầu tư biệt thự biển: Của để dành cho con