Phó giám đốc Savills Hà Nội đề xuất một cách thức khác để triển khai gói 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở...
Tính đến 15/1, số tiền giải ngân trong gói 30.000 tỷ đồngcho vay hỗ trợ nhà ở lên tới 862,45 tỷ đồng, tương đương 2,8%, tăng 130 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2013.
Hơn 30 năm mới giải ngân hết?
Và nếu căn cứ vào tỷ lệ và tốc độ giải ngân như hiện tại, dễ thấy rằng, mục tiêu giải ngân trong 3 năm sẽ khó thành hiện thực, bởi gần tháng giải ngân hơn 800 tỷ đồng, trong khi mục tiêu của 12 tháng là phải 10.000 tỷ.
Một phép toán đơn giản cũng cho thấy rằng, với tốc độ giải ngân như trên, để tiêu hết 30.000 tỷ, sẽ phải mất 32 năm, thay vì 3 năm như các nhà hoạch định chính sách dự tính.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà chương trình "Gặp nhau cuối năm" của VTV Tết Giáp Ngọ lại đưa câu chuyện gói 30.000 tỷ vào thành một trong những nội dung chính trong báo cáo của “Táo kinh tế”. Hình ảnh “leo cột mỡ” để ví người dân khi tiếp cận gói 30.000 tỷ có lẽ là một minh chứng khá sát thực cho những thủ tục quá cứng nhắc trong quá trình triển khai giải ngân gói “hỗ trợ” này.
Ai cũng hiểu, dù không trực tiếp nhưng gói 30.000 tỷ được tung ra sẽ gián tiếp góp phần giải cứu thị trường bất động sản vốn đang thoi thóp từ mấy năm nay.
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), ngành ngân hàng đã có các văn bản xác nhận đăng ký hợp đồng cho vay đối với 15 doanh nghiệp với số tiền 1.390 tỷ đồng. Trong đó, các ngân hàng đã giải ngân cho 8 doanh nghiệp với số tiền 380,45 tỷ đồng. Đối với khách hàng cá nhân, 5 ngân hàng đã cam kết cho vay 1.994 khách hàng cá nhân với số tiền khoảng 720 tỷ đồng; trong đó, đã giải ngân gần 482 tỷ đồng.
Nhưng tại Tp.HCM, thị trường bất động sản lớn nhất cả nước, theo báo cáo của một vị phó chủ tịch UBND thành phố trước Chính phủ tại phiên họp ngay trước Tết Nguyên đán, thì tại địa phương này, không có một doanh nghiệp nào vay gói 30.000 tỷ để xây nhà thương mại dưới 70 m2.
Câu hỏi tại sao, theo ông Trần Như Trung, các chủ đầu tư bất động sản buộc phải xây căn hộ đến một mức diện tích nào đấy thì mới đạt được tổng thu và có lợi nhuận. Như vậy, nếu cho vay ưu đãi mà ép họ xây nhà dưới 70 m2 thì cũng ai hào hứng vay.
Cũng theo ông Trung, thông qua bơm tiền ra thị trường, gói 30.000 có mục tiêu vừa hỗ trợ người nghèo vừa giúp đỡ doanh nghiệp là một ý tưởng thông minh, nhưng cách thực hiện thực tình cũng khó. Bởi khi triển khai, từ những vấn đề đơn giản nhất như câu từ vẫn nặng về thủ tục hành chính. Với các thủ tục như thế, theo ông, trong năm 2014 không nên lặp lại.
Nên cho vay theo giá trị thanh toán
Bàn về vấn đề thủ tục vay vốn, chuyên gia này nhận xét, “tôi thấy phản cảm nhất là việc chỉ cần một con dấu để phân loại người này, người kia thuộc nhóm người gì. Chẳng hạn như quy định ban đầu, để vay gói 30.000 tỷ là người dân phải ra phường để xin dấu xác nhận là hộ nghèo. Với việc chỉ một con dấu để xác định nhân thân của một người, nếu là nhân thân chính trị còn có thể chấp nhận, chứ nếu để xác định nhân thân thị trường là điều không nên”.
Bởi, đơn giản, không ai có thể xác nhận tôi hôm nay là tỷ phú, ngày mai không còn là tỷ phú nữa. Việc này nên để thị trường quyết định.
Ông Trung cũng nhấn mạnh rằng, chúng ta không thể dùng xã hội để có thể kiểm soát và điều tiết thị trường, cũng như không thể dùng đối tượng phi lợi nhuận để kiểm soát anh có lợi nhuận hay sai ông có lợi nhuận giúp các vấn đề xã hội. “Dường như chúng ta vẫn đang lẫn lộn giữa phương tiện và mục đích”.
Với gói 30.000 tỷ, chuyên gia này cho rằng, cách thức thực hiện tốt nhất là cho người dân vay dựa trên tổng khối lượng thanh toán. Chẳng hạn, người dân chỉ cần có xác nhận của chủ đầu tư là mua một căn hộ chỉ có giá 500 triệu thì sẽ được vay ưu đãi từ gói 30.000 tỷ. Tất nhiên, cũng có thể có một số người dù không cần ở trong căn hộ 500 triệu nhưng họ vẫn vay để mua. Giá trị thanh toán càng cao thì hỗ trợ càng giảm, thậm chí là phải đánh thuế.
Theo ông, đây là một cách làm hay nhưng tiếc là không được cơ quan quản lý áp dụng.
“Tôi tin rằng, phải có đến trên 80% số người vay mua căn hộ như vậy là có vấn đề khó khăn về nhà ở và họ cũng không có nhiều tiền. Nếu làm theo cách này, tôi tin gói 3 triệu tỷ cũng sẽ tiêu hết nhanh chóng”, ông Trung nói.
Còn nhóm lợi ích xung quanh gói 30.000 tỷ, theo ông Trung là một việc tất yếu bởi câu chuyện nhóm lợi ích luôn tồn tại ở mọi nơi, mọi chế độ. Việc co cụm, bảo vệ lợi ích cho nhóm này, nhóm kia là một chuyện bình thường và chúng ta nên chấp nhận.
Tuy nhiên, nếu nói rằng nhóm lợi ích làm ảnh hưởng, làm lung lay thị trường thì cũng không nên bỏ công đi tìm nó để thủ tiêu, bởi nó chỉ là biểu hiện chứ không phải là nguyên nhân. Nguyên nhân của chúng ta nằm ở chỗ khác, nằm ở nhiều giá trị, nằm ở nguyên tắc tôn trọng thị trường hay không, việc tiếp cận đất đai, bố trí tài nguyên như thế nào…, bởi lợi ích nhóm rốt cục vẫn phải do thị trường chỉ đạo.
Song Hà
http://vneconomy.vn/
Các bản tin khác
- Doanh nghiệp bất động sản rục rịch đón khách ngoại
- Ngân hàng vẫn dùng “tiểu xảo” lãi suất cho vay
- Cấp bách xây nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng
- Bố trí TĐC cho các hộ giải tỏa khu vực chợ Cồn trước Tết âm lịch 2016
- Bất động sản nhen nhóm tăng giá: “Con dao hai lưỡi”
- Bất động sản “hạng thương gia” vẫn hút khách
- ĐỂ “ĐẤT VÀNG” THÀNH CƠ HỘI VÀNG Đà Nẵng quy hoạch kéo dài dòng sông
- Điều chỉnh quy hoạch Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Hướng dẫn mới về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước
- Thị trường bất động sản có phất ảo?
- Vì sao Đà Nẵng hủy chủ trương hỗ trợ lãi suất cho người nộp tiền sử dụng đất?
- Đưa dự án giải tỏa khu dân cư khu vực chợ Cồn vào danh sách các công trình trọng điểm
- Đà Nẵng: Giá căn hộ cao nhất tới 73 triệu đồng/m2
- Hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng
- Sợ luật mới: Ồ ạt lập DN nhà đất 'hạng gà, hạng lông'
- Chính phủ chỉ đạo gỡ khó vốn cho bất động sản
- Làng xứ Quảng nói giọng... Sài Gòn
- Nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ
- Chờ hệ số K
- Nỗi lòng của nhà đầu tư bất động sản nước ngoài