Tới đây, công chứng viên có thể được chứng nhận bản dịch, chứng thực chữ ký và bản sao giấy tờ, văn bản.
Khi cần thiết thì có thể giải thể PCC
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, hiện có hai luồng ý kiến khác nhau xung quanh quy định về việc chuyển đổi mô hình này.
Ý kiến thứ nhất cho rằng: Trong việc chuyển đổi PCC thành VPCC sẽ rất khó xác định cách thức tiến hành chuyển đổi. Vì hoạt động của các PCC hay VPCC chủ yếu theo mô hình đối nhân (dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh, không có thành viên góp vốn) nên khó có thể chuyển đổi hình thức để cổ phần hóa như đối với các đơn vị sự nghiệp thông thường. Do đó luật chỉ nên quy định ở những nơi mà hoạt động công chứng đã được xã hội hóa ở mức độ cao, không cần thiết duy trì PCC thì UBND cấp tỉnh sẽ xem xét, thực hiện việc giải thể PCC đó.
Làm thủ tục công chứng tại Phòng Công chứng số 2, TP.HCM. Ảnh: HTD
Ý kiến thứ hai lại khẳng định: Việc chuyển đổi PCC thành VPCC là phù hợp và vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Hơn nữa, nếu thực hiện có thể sẽ thu về một nguồn kinh phí bổ sung cho ngân sách nhà nước từ việc chuyển đổi này.
Thể hiện quan điểm của cơ quan thẩm tra dự thảo luật, ông Lý cho rằng quy định như luồng ý kiến thứ nhất là phù hợp. Bởi PCC chỉ được thành lập và duy trì khi không có VPCC hoặc các văn phòng này chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. “Trường hợp xét thấy mức độ xã hội hóa của hoạt động công chứng đã tương xứng với nhu cầu tại địa phương, không cần duy trì PCC thì UBND cấp tỉnh cần xem xét, thực hiện việc giải thể PCC” - ông Lý nói.
Được chứng thực chữ ký
Đối với quy định về việc mở rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, của công chứng viên (CCV), nhiều ý kiến tỏ ra tán thành với việc giao cho CCV thực hiện các công việc mang tính chất chứng thực. Cũng có ý kiến đề nghị giao lại cho CCV thực hiện việc chứng nhận bản dịch giấy tờ, chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao như các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của Nghị định 79/2007 để tạo thuận tiện cho người dân cũng như giảm áp lực công việc cho các cơ quan hành chính.
“Việc giao cho các tổ chức hành nghề công chứng và CCV nhiệm vụ chứng nhận bản dịch, chứng thực chữ ký và bản sao giấy tờ, văn bản như các cơ quan hành chính nhà nước đang làm hiện nay sẽ tạo thuận lợi hơn cho người dân trong việc lựa chọn và tiếp cận loại hình dịch vụ công này, đồng thời cũng không trái với các nguyên tắc cơ bản của Liên minh Công chứng Thế giới mà Việt Nam mới tham gia làm thành viên” - ông Lý nói. Đồng thời, ông Lý cũng đề nghị chỉnh lý dự thảo luật theo hướng quy định CCV được thực hiện việc chứng nhận bản dịch giấy tờ, đồng thời được chứng thực bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký nhưng chỉ giới hạn đối với các giấy tờ, tài liệu liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà mình công chứng. Còn phòng tư pháp cấp huyện và UBND cấp xã vẫn thực hiện các công việc chứng thực theo quy định tại Nghị định 79/2007.
THÀNH VĂN
http://plo.vn/
Các bản tin khác
- Hàng ngàn phôi sổ đỏ bị mất có thể được dùng để lừa đảo
- Thị trường bất động sản: Hấp dẫn hơn nhờ mô hình mới
- Dòng tiền tìm lại biệt thự nghỉ dưỡng Đà Nẵng
- 3.200 tỷ đồng xây nhà ga quốc tế mới Sân bay Đà Nẵng
- Triển khai ngay việc bán đất và nhà ở xã hội
- Chủ dự án cấp tập tìm ngân hàng bảo lãnh
- Các bước quan trọng người mua nhà cần biết
- VPBank cho vay thế chấp chỉ từ 6,99%
- Không dễ bán nhà cho Tây
- Chi phí tăng, giá nhà đất sẽ tăng đến cuối năm 2015
- Kiến nghị tháo gỡ nhiều vướng mắc trong Luật đất đai.
- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Bài cuối: Cú hích cho phát triển thành phố
- Gía đất TĐC tại một số khu dân cư và khu tái định cư trên địa bàn thành phố
- Quy định về gói vay 30.000 tỉ đồng đánh đố người vay
- Bất động sản 'rã đông' - Kỳ 4: Sôi động đất nền
- Thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi tích cực
- Giá các loại đất đô thị đều tăng
- 16 lí do để ai cũng gọi Đà Nẵng là "thành phố đáng sống"
- Bất động sản 'rã đông': Cầu ngoại kích hoạt vốn nội
- Khánh thành khu phức hợp giáo dục quốc tế tại Đà Nẵng