Tới đây, công chứng viên có thể được chứng nhận bản dịch, chứng thực chữ ký và bản sao giấy tờ, văn bản.
Khi cần thiết thì có thể giải thể PCC
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, hiện có hai luồng ý kiến khác nhau xung quanh quy định về việc chuyển đổi mô hình này.
Ý kiến thứ nhất cho rằng: Trong việc chuyển đổi PCC thành VPCC sẽ rất khó xác định cách thức tiến hành chuyển đổi. Vì hoạt động của các PCC hay VPCC chủ yếu theo mô hình đối nhân (dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh, không có thành viên góp vốn) nên khó có thể chuyển đổi hình thức để cổ phần hóa như đối với các đơn vị sự nghiệp thông thường. Do đó luật chỉ nên quy định ở những nơi mà hoạt động công chứng đã được xã hội hóa ở mức độ cao, không cần thiết duy trì PCC thì UBND cấp tỉnh sẽ xem xét, thực hiện việc giải thể PCC đó.
Làm thủ tục công chứng tại Phòng Công chứng số 2, TP.HCM. Ảnh: HTD
Ý kiến thứ hai lại khẳng định: Việc chuyển đổi PCC thành VPCC là phù hợp và vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Hơn nữa, nếu thực hiện có thể sẽ thu về một nguồn kinh phí bổ sung cho ngân sách nhà nước từ việc chuyển đổi này.
Thể hiện quan điểm của cơ quan thẩm tra dự thảo luật, ông Lý cho rằng quy định như luồng ý kiến thứ nhất là phù hợp. Bởi PCC chỉ được thành lập và duy trì khi không có VPCC hoặc các văn phòng này chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. “Trường hợp xét thấy mức độ xã hội hóa của hoạt động công chứng đã tương xứng với nhu cầu tại địa phương, không cần duy trì PCC thì UBND cấp tỉnh cần xem xét, thực hiện việc giải thể PCC” - ông Lý nói.
Được chứng thực chữ ký
Đối với quy định về việc mở rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, của công chứng viên (CCV), nhiều ý kiến tỏ ra tán thành với việc giao cho CCV thực hiện các công việc mang tính chất chứng thực. Cũng có ý kiến đề nghị giao lại cho CCV thực hiện việc chứng nhận bản dịch giấy tờ, chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao như các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của Nghị định 79/2007 để tạo thuận tiện cho người dân cũng như giảm áp lực công việc cho các cơ quan hành chính.
“Việc giao cho các tổ chức hành nghề công chứng và CCV nhiệm vụ chứng nhận bản dịch, chứng thực chữ ký và bản sao giấy tờ, văn bản như các cơ quan hành chính nhà nước đang làm hiện nay sẽ tạo thuận lợi hơn cho người dân trong việc lựa chọn và tiếp cận loại hình dịch vụ công này, đồng thời cũng không trái với các nguyên tắc cơ bản của Liên minh Công chứng Thế giới mà Việt Nam mới tham gia làm thành viên” - ông Lý nói. Đồng thời, ông Lý cũng đề nghị chỉnh lý dự thảo luật theo hướng quy định CCV được thực hiện việc chứng nhận bản dịch giấy tờ, đồng thời được chứng thực bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký nhưng chỉ giới hạn đối với các giấy tờ, tài liệu liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà mình công chứng. Còn phòng tư pháp cấp huyện và UBND cấp xã vẫn thực hiện các công việc chứng thực theo quy định tại Nghị định 79/2007.
THÀNH VĂN
http://plo.vn/
Các bản tin khác
- Từ 1/7/2015, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ về nhà ở
- Đà Nẵng - 40 năm xây dựng và phát triển (1975-2015)
- Đột phá từ đầu tư hạ tầng đô thị
- Soi năng lực Sun Group - nhà đầu tư sân bay Quảng Ninh 7.500 tỷ
- Gói 30.000 tỷ đồng được giải ngân đến 1/6/2016
- Xây dựng phương án bán 286 căn hộ chung cư
- VinaCapital đầu tư 50 triệu USD dự án khu biệt thự, khách sạn ven biển
- Quyết liệt thực hiện chủ đề Năm văn hóa văn minh đô thị
- Đẩy mạnh xã hội hóa công chứng - thể chế công chứng tiếp tục được tăng cường
- Bộ Xây dựng nắm tình hình triển khai quy hoạch đô thị Đà Nẵng
- Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt: 3 nơi đáng sống với người Mỹ về hưu
- Những kiểu nhà tuyệt đối không nên mua
- Cho vay kích cầu nhà ở
- Đồng thuận giải tỏa triển khai dự án Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Top 10 công trình và sự kiện tạo dấu ấn 40 năm của Đà Nẵng
- Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Công chứng
- Sun Group trở thành nhà đầu tư xây sân bay Quảng Ninh
- Tháng 2, giao dịch BĐS thành công cao gấp đôi năm 2014
- Hội Công chứng thành phố Đà Nẵng tiến hành phiên họp Ban Chấp hành đầu năm 2015
- Tiếp cận đất đai thuận lợi