(DĐDN) - Bộ Xây dựng vừa có báo cáo về Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) với một số nội dung dự kiến sửa đổi theo ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại cuộc họp ngày 11/2/2014.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Vốn pháp định do Chính phủ quy định, tối thiểu là 50 tỷ đồng. Nếu tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản nhưng không thường xuyên thì không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh bất động sản nhưng phải kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi lần này cũng bắt buộc các tổ chức, cá nhân kinh doanh khi bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản không bắt buộc phải thông qua sàn; môi giới bất động sản bắt buộc phải có giấy phép hành nghề do Bộ Xây dựng sát hạch và cấp. Điều kiện để được cấp giấy phép là cá nhân người xin cấp phải có trình độ từ đại học trở lên.
Một trong những điểm mới trong dự thảo luật Kinh doanh BĐS sửa đổi là cho phép chủ đầu tư được cho thuê, cho thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai, thay vì chỉ được cho thuê, cho thuê mua bất động sản đã có sẵn như quy định hiện hành. Điều này tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư huy động vốn, khai thác từng phần công trình trong quá trình xây dựng; người thuê tham gia cùng với chủ đầu tư dự án trong việc hoàn thiện thiết kế, giám sát quá trình thi công xây dựng, hoàn thiện bất động sản.
Điểm mới thứ hai mà dư luận đặc biệt quan tâm chính là việc cho phép người nước ngoài tại Việt Nam được sở hữu, cũng như kinh doanh nhà ở tại Việt Nam. Theo quy định hiện hành, chủ sở hữu nhà ở là các tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sử dụng nhà ở vào mục đích để ở, không được cho thuê, góp vốn, không được kinh doanh như các cá nhân trong nước. Không những thế, ngay cả việc cho thuê hoặc kinh doanh nhà ở đã mua đối với những trường hợp các đối tượng này phải di chuyển do làm việc tại nhiều nơi khác nhau, tạm thời không có nhu cầu sử dụng cũng không được quy định hiện hành cho phép.
Nhằm tạo động lực mới cho thị trường bất động sản hồi phục, Dự thảo Luật cho phép các tổ chức nước ngoài được đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án để bán, cho thuê, cho thuê mua tại Việt Nam theo quy định. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài không có chức năng kinh doanh bất động sản, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được mua, nhận tặng/cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị mới, dự án bất động sản du lịch tại Việt Nam.
Đặc biệt, Dự thảo Luật cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài; các ngân hàng nước ngoài, các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, chỉ trừ các tổ chức ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam.
Các bản tin khác
- THƯ CẢM ƠN!
- NỮ ANH HÙNG HẾT LÒNG VÌ CỘNG ĐỒNG
- UBND TP Đà Nẵng trao cờ thi đua năm 2022 cho VPCC Bảo Nguyệt
- Bỏ sổ hộ khẩu, người mua bán nhà đất cần nhớ điều này để tránh không chuyển nhượng được “sổ đỏ”
- 3 việc cần làm ngay trước ngày Sổ hộ khẩu bị khai tử
- Những việc cần làm trước khi bỏ sổ hộ khẩu từ 1/1/2023
- Bỏ Sổ hộ khẩu từ ngày 1/1/2023: Phương án nào để chứng minh thông tin cư trú?
- 31 trường hợp nhà đất được miễn phí trước bạ từ ngày 1/3/2022
- 5 Quy Định Mới Về Sổ Đỏ, Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất
- Hộ chiếu cấp trước 2022 được dùng đến khi hết hạn
- Khuyến khích cấp mới, cấp đổi Sổ đỏ ghi tên cả vợ và chồng
- Đã có hướng dẫn về trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu từ 01/7/2021
- Cách hợp thức hóa đất mua bằng giấy viết tay
- 3 quy định mới người mua nhà từ ngày 01/7/2021 cần biết
- 6 chính sách mới quan trọng có hiệu lực tháng 7/2021
- Từ 01/7/2021, khách đến chơi qua đêm có cần khai báo xã, phường?
- Rủi ro khi để lộ số CMND, Căn cước công dân
- Chính sách mới có hiệu lực tháng 5
- Bị xóa đăng ký thường trú, cuộc sống bị ảnh hưởng thế nào?
- 5 điều những người đang dùng Chứng minh nhân dân phải biết