“Không thể để một việc đơn giản như đi chứng thực một tập hồ sơ, có loại thì phải đến xã, loại phải lên huyện. Cán bộ huyện may ra có mặt ở nhà, chứ xã thì nhiều khi cứ phải chờ đợi. Chúng ta đang cải tiến hay cải lùi?” - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nói về việc sửa đổi Nghị định 79/CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký hôm qua 10/8.
Đùn đẩy giữa huyện và xã
Phản ánh thực tế người dân quá vất vả khi có yêu cầu “chứng” các văn bản xen kẽ tiếng Việt và tiếng nước ngoài, đại diện Sở Tư pháp Hà Nội cho biết: “Đơn giản như cái đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, chỉ có vài dòng tiếng nước ngoài thôi mà cũng bị đùn đẩy giữa cấp huyện và xã, vì không nơi nào nhận việc đó thuộc thẩm quyền của mình”.
Thừa nhận tình trạng nêu trên, ông Trần Thất, Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp, Bộ Tư pháp cho biết: “Việc phân định thẩm quyền giữa cấp huyện và xã là dựa trên tiêu chí tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, bất cập là nhiều loại giấy tờ không chỉ thuần túy là tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài mà tồn tại song ngữ (ví dụ như hộ chiếu) hoặc bằng tiếng Việt nhưng xen kẽ một số câu từ của ngoại ngữ khác hoặc ngược lại”. Ông Thất công nhận: “xảy ra tình trạng không cấp nào chịu chứng thực”.
Bên cạnh đó, trường hợp một bộ hồ sơ có nhiều loại giấy tờ, cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài đồng nghĩa người dân phải đến hai nơi (huyện và xã) để giải quyết một yêu cầu về chứng thực. Hết sức phiền hà.
Nghe báo cáo về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định, không thể kéo dài tình trạng một bộ hồ sơ mà phải đến hai nơi để chứng thực, rồi mất công chờ đợi như đã nói ở trên.
Về vướng mắc dẫn đến đùn đẩy giữa hai cấp, Bộ trưởng yêu cầu phải giải mã thế nào là văn bản tiếng Việt, thế nào là văn bản tiếng nước ngoài và phải giải quyết vấn đề từ “gốc” chứ không phải đi từ “ngọn”.
Mở thêm cửa cho yêu cầu chứng thực?
Vì những bất cập nêu trên, Dự thảo sửa đổi Nghị định 79/CP quy định theo hướng mở rộng hơn thẩm quyền cho Phòng Tư pháp cấp huyện. “Việc mở rộng này rất quan trọng và có tính thực tiễn rất cao”, ông Trần Thất khẳng định.
“Xét về tính chất công việc thì đây là những việc đơn giản, cấp xã chứng thực được thì huyện cũng chứng thực được. Đối với những địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa do trình độ cán bộ cấp xã còn hạn chế, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác chứng thực như máy photocopy, máy vi tính… không có thì người dân có thể đến Phòng Tư pháp để yêu cầu chứng thực. Ngoài ra, việc mở rộng thẩm quyền chứng thực của Phòng Tư pháp cũng là tăng thêm cơ hội lựa chọn cho người dân”. Ông Thất giải thích thêm.
Tuy nhiên, bên cạnh luồng ý kiến ủng hộ, quá trình lấy ý kiến dự thảo văn bản, đại diện Tổ Biên tập cho biết: vẫn còn một số ý kiến băn khoăn. Ví dụ mở rộng thẩm quyền có gây chồng chéo về chức năng nhiệm vụ. Nhưng, theo giải thích của đại diện Tổ biên tập thì việc trao thêm thẩm quyền đúng nghĩa là mở rộng, nếu trước đây chỉ có khoảng 1 vạn UBND cấp xã thì nay có thêm khoảng 700 Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực loại việc này và như vậy, chỉ có lợi cho dân.
Liên quan đến vấn đề này, cũng có ý kiến quan ngại việc chứng thực sẽ “đổ” về cho Phòng Tư pháp gây nên tình trạng quá tải, khó khăn cho cấp huyện trong bố trí nhân lực và các điều kiện khác để thực hiện.
Tuy nhiên, thực tế nếu giao thêm thẩm quyền cho cấp huyện thì sẽ giảm tải cho cấp xã (mỗi cán bộ tư pháp xã hiện đang phải đảm nhiệm 12 đầu việc và rất nhiều công việc “không tên” khác). Trao thêm cơ hội lựa chọn cho người dân, giảm tải công việc cũng là một cách rút ngắn thời gian giải quyết các việc về chứng thực, hạn chế tình trạng người dân phải chờ đợi.
Bình An
Trước nhiều ý kiến lo ngại về việc chứng thực chữ kỹ hiện tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì nhiều trường hợp “ẩn” trong đó là các hợp đồng, giao dịch, cán bộ dù biết mười mươi nhưng về nguyên tắc vẫn phải chứng thực, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thừa nhận “chứng thực chữ ký giờ như cái “hộp đen”, nhiều tiêu cực, trăm hoa đua nở. Chỉ đơn cử việc người ký có bị tâm thần, hay hạn chế năng lực hành vi dân sự không, có đủ tuổi không cũng không được được kiểm tra, làm rõ…”
Bộ trưởng cũng yêu cầu, sắp tới phải đưa vấn đề chứng thực chữ kỹ vào quá trình sửa đổi, lâu dài tiến tới xây dựng Luật Chứng thực.
|
( Ngày 11 tháng 08 năm 2011 )
http://moj.gov.vn/
Các bản tin khác
- Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản: Đã đến lúc phải ’trùng tu’
- Giá khởi điểm đấu giá 5 khu đất mặt tiền
- Hiệu ứng từ gói tín dụng kích cầu bất động sản
- NGÀY 1-6, “GÓI” TÍN DỤNG 30.000 TỶ ĐỒNG ĐƯỢC TRIỂN KHAI: AI SẼ ĐƯỢC VAY?
- Đề xuất người nước ngoài được mua biệt thự
- ĐỀ XUẤT BỎ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở
- Giá đất tái định cư hộ chính một số dự án trên địa bàn thành phố
- Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 07 hướng dẫn xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính phủ.
- Lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch phải thực hiện theo Thông tư 62/2013/TTLT-BTC từ ngày 1/7/2013
- BẤT ĐỘNG SẢN GIÁ RẺ “ẤM” LÊN, VÌ SAO?
- DOANH NGHIỆP CHUNG TAY GỠ KHÓ VỀ ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ
- CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG GIẢ MẤT SỔ ĐỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
- Ngày 20-5: Khởi công xây dựng Công viên Văn hóa và vui chơi giải trí Đông Nam Đài tưởng niệm
- Đối tượng và điều kiện để được vay vốn trong gói 30.000 tỷ
- KHÔNG THAY ĐỔI CÁC CHÍNH SÁCH VỀ ĐỀN BÙ, GIẢI TỎA
- Đấu giá 2 lô đất mặt tiền đường Võ Văn Kiệt
- DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC ĐÀ NẴNG - QUẢNG NGÃI Thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Thứ trưởng Xây dựng: '30.000 tỷ đồng sẽ tạo cú hích cho địa ốc'
- THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐÀ NẴNG: KHỞI SẮC Ở PHÂN KHÚC GIÁ RẺ
- Phương án bố trí TĐC dự án Tuyến đường Lê Trọng Tấn