(Cadn.com.vn) - Ngày 10-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách để cho ý kiến hoàn thiện về một số dự án luật quan trọng sẽ trình QH xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 tới. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, Kỳ họp thứ 7 sắp tới là Kỳ họp có nội dung xây dựng pháp luật rất nặng nề, với nhiều dự án luật lớn, quan trọng. Để đảm bảo tốt nội dung và chương trình Kỳ họp, UBTVQH đã thống nhất tổ chức Hội nghị ĐBQH chuyên trách để xem xét, cho ý kiến đối với các dự án luật: Luật Công chứng sửa đổi, Luật Xây dựng sửa đổi và Luật Đầu tư công.
Tại buổi làm việc đầu tiên, các ĐBQH đã cho ý kiến về Dự án Luật Công chứng sửa đổi. Đây là dự án Luật đã hai lần được UBTVQH cho ý kiến mà mới đây nhất là tại phiên họp lần thứ 26, UBTVQH diễn ra tháng 3 vừa qua. Tại Hội nghị, các ĐBQH chuyên trách cho ý kiến tập trung vào 3 vấn đề: Việc mở rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, của công chứng viên; việc chuyển đổi các phòng công chứng thành văn phòng công chứng và các tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề của công chứng viên.
Cho ý kiến về Dự án Luật tại Hội nghị, các ĐBQH chuyên trách đề nghị rà soát các nội dung của Dự án Luật sao cho phù hợp với tinh thần của Hiến pháp, và cải cách thể chế nhất là trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của công dân, Nhà nước. Hầu hết các ý kiến đều tán thành với quy định đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công chứng, hướng tới chuyển đổi toàn bộ các phòng công chứng thành văn phòng công chứng như trong Dự thảo Luật đã trình QH.
Vì như vậy sẽ giữ được sự ổn định trong hoạt động công chứng tại địa phương, tạo thuận lợi trong việc tiếp quản các quyền và nghĩa vụ của các phòng công chứng khi Nhà nước không cần duy trì các phòng công chứng này nữa. Các đại biểu đề nghị dự án Luật đề cao vấn đề đạo đức trong các tổ chức công chứng, công chứng viên dưới sự kiểm soát của Hội nghề nghiệp.
Theo đó, dự thảo Luật cần quy định theo hướng nâng cao tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên, quy định chặt chẽ hơn về đào tạo, tập sự hành nghề công chứng, làm rõ quyền và nghĩa vụ của công chứng viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ làm dịch vụ này. Dự án Luật phải có quy định về tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng, quy định rõ yêu cầu bắt buộc đối với việc muốn cấp thẻ hành nghề công chứng phải tham gia vào Hội đoàn Công chứng.
Nhiều ý kiến tại hội nghị cũng đề nghị Dự án Luật cần mở rộng thêm phạm vi của các tổ chức công chứng theo hướng cho công chứng viên được công chứng chữ ký của mọi cá nhân theo yêu cầu chứ không chỉ giới hạn trong việc chứng nhận chữ ký của người dịch thuật về công chứng các giao dịch bảo đảm. Quy định như vậy sẽ tạo thuận tiện cho người dân cũng như giảm áp lực công việc cho các cơ quan hành chính.
* Chiều cùng ngày, hội nghị cho ý kiến vào Dự án Luật Xây dựng (sửa đổi). Các đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể hơn và khả thi hơn đối với điều kiện cấp giấy phép xây dựng, giấy phép xây dựng tạm. Có ý kiến đề nghị cần quy định rõ trường hợp nào không cần giấy phép xây dựng, đặc biệt là địa bàn nông thôn cho phù hợp.
Quang Vũ
Theo Báo CAĐN
Các bản tin khác
- 6 tồn tại của pháp luật về bất động sản
- Cân nhắc điều kiện sở hữu nhà của người nước ngoài
- Triển khai dự án Trung tâm Hội nghị quốc tế tại Đà Nẵng
- Quản không có nghĩa là cấm
- Phải tính cả “giá trị triển vọng” khi định giá đất
- Đủ kiểu phí ngân hàng
- Mở rộng diện người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Nghị định mới quy định về giá đất
- Từ 1/6: Người bán, tặng xe phải khai báo bằng văn bản
- Vốn rẻ làm nóng thị trường nhà đất
- Rủi ro mua nhà, làm sao tránh?
- Lưu ý khi vay tín chấp
- Từ 16/6: Cho phép thế chấp "nhà trên giấy”
- Được thế chấp nhà ở trong tương lai để có vốn mua nhà
- Thị trường căn hộ đua “đổi vỏ” dự án để thoát hàng
- Nhiều dự án du lịch ven biển chậm tiến độ
- Thể hiện tình yêu nước cũng phải đúng cách
- Căn hộ “vừa túi tiền” đang làm nóng thị trường
- Kinh doanh bất động sản sẽ thoáng đến mức nào?
- Ngân hàng Nhà nước chỉ định 8 ngân hàng thí điểm "liên kết 4 nhà"