Người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả đắt hơn tới gần 300 triệu đồng cho một chiếc xe ô tô so với các thị trường trong khu vực, theo nhận xét của Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp, Bộ Công thương.
Bản báo cáo mà Viện này gửi tới Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì ngày 11-4 cho biết, giá xe ở Việt Nam đang “cao hơn nhiều” so với giá xe của các nước trong khu vực, như Thái Lan hoặc Indonesia, từ 50-300 triệu đồng mỗi chiếc tùy từng loại xe.
Lý do cơ bản là chi phí sản xuất lớn hơn, và mức thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam với dòng xe dưới 9 chỗ cao hơn so với mức thuế của các nước trong khu vực.
Người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang phải trả giá đắt cho xe ô tô. |
Hiện tại, công nghiệp ô tô vẫn được bảo hộ với hàng rào thuế nhập khẩu từ 15-60%, và ô tô lắp ráp trong nước mới chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu thị trường, khoảng 100.000 xe các loại mỗi năm.
Thị trường trong nước đang còn rất nhỏ. Chẳng hạn, năm 2012, thị trường xe ô tô của Việt Nam chỉ bằng một nửa của Phillippines, 1/5 của Malaysia, và 1/24 của Thái Lan.
Viện cảnh báo, ngành công nghiệp lắp ráp ô tô của Việt Nam đang đối diện với một tương lai ảm đạm nếu không có chính sách tốt ngay từ bây giờ.
Năm 2018 là năm bản lề của công nghiệp ô tô Việt Nam khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Asean vào Việt Nam giảm về mức 0%. Việt Nam chỉ còn chưa đầy 5 năm để chuẩn bị và tăng cường năng lực cạnh tranh của công nghiệp ô tô trong nước.
Nếu không tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng của Phillippines vài năm trước, khi thị trường chưa phát triển, chính sách không rõ ràng khiến các nhà lắp ráp rút khỏi thị trường chuyển sang nhập khẩu, và đến khi nhu cầu tiêu dùng ô tô bùng nổ, ô tô sẽ được nhập khẩu về để đáp ứng nhu cầu trong nước gây thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng.
Tại hội nghị, đại diện của Tập đoàn ô tô Trường Hải hi vọng rằng, ngành công nghiệp ô tô cần được xem là ngành trọng điểm. Chính phủ cần hoàn thiện và ban hành quy hoạch ngành này đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Vị đại diện này nhận xét, nếu có chính sách lành mạnh, quy mô thị trường sẽ đạt mức 400.000 xe đến năm 2020.
Tư Hoàng
(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Các bản tin khác
- Cuối năm, thị trường bất động sản sẽ ra sao?
- Rắc rối từ CMND mới
- Đà Nẵng đề nghị xây dựng nút giao thông khác mức ngã ba Huế theo hình thức BT
- Vay tiền mua nhà: Thận trọng khi ngân hàng "đại hạ giá"
- Đấu giá 17 khu đất mặt tiền
- Giá đất kêu gọi đầu tư mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh nối dài: 45,3 - 49,1 triệu đồng/m2
- LỐI RA CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
- Làm quy hoạch đô thị: "Không để hậu thế trách giận tiền nhân"
- Điều chỉnh quy hoạch Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2050: Chọn hình mẫu Singapore
- GIÁ TRỊ THỰC TÒA NHÀ HOÀNG ANH GIA LAI ĐÀ NẴNG
- Xây cầu đi bộ qua sông Hàn
- Khởi công Dự án Nhà ở xã hội liên doanh nước ngoài đầu tiên tại Đà Nẵng
- Thẩm định 8 đồ án quy hoạch, kiến trúc
- Giá đất tái định cư khu dân cư An Cư 5
- Bất động sản chiếm 70% vốn FDI tại Đà Nẵng
- Chiêu câu khách của môi giới thời địa ốc ế ẩm
- Thống nhất chọn 05 địa điểm tái định cư thuộc Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- PHÁT HIỆN NHIỀU TRƯỜNG HỢP GIẢ BÚT PHÊ, CHỮ KÝ CỦA BÍ THƯ THÀNH ỦY HÒNG TRỤC LỢI
- Phó thống đốc ngân hàng và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đối thoại với doanh nghiệp: Sẽ bảo lãnh tín chấp đến 5.000 tỷ để doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng
- Chính phủ sẽ ra tay "cứu" BĐS, chứng khoán