Người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả đắt hơn tới gần 300 triệu đồng cho một chiếc xe ô tô so với các thị trường trong khu vực, theo nhận xét của Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp, Bộ Công thương.
Bản báo cáo mà Viện này gửi tới Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì ngày 11-4 cho biết, giá xe ở Việt Nam đang “cao hơn nhiều” so với giá xe của các nước trong khu vực, như Thái Lan hoặc Indonesia, từ 50-300 triệu đồng mỗi chiếc tùy từng loại xe.
Lý do cơ bản là chi phí sản xuất lớn hơn, và mức thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam với dòng xe dưới 9 chỗ cao hơn so với mức thuế của các nước trong khu vực.
Người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang phải trả giá đắt cho xe ô tô. |
Hiện tại, công nghiệp ô tô vẫn được bảo hộ với hàng rào thuế nhập khẩu từ 15-60%, và ô tô lắp ráp trong nước mới chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu thị trường, khoảng 100.000 xe các loại mỗi năm.
Thị trường trong nước đang còn rất nhỏ. Chẳng hạn, năm 2012, thị trường xe ô tô của Việt Nam chỉ bằng một nửa của Phillippines, 1/5 của Malaysia, và 1/24 của Thái Lan.
Viện cảnh báo, ngành công nghiệp lắp ráp ô tô của Việt Nam đang đối diện với một tương lai ảm đạm nếu không có chính sách tốt ngay từ bây giờ.
Năm 2018 là năm bản lề của công nghiệp ô tô Việt Nam khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Asean vào Việt Nam giảm về mức 0%. Việt Nam chỉ còn chưa đầy 5 năm để chuẩn bị và tăng cường năng lực cạnh tranh của công nghiệp ô tô trong nước.
Nếu không tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng của Phillippines vài năm trước, khi thị trường chưa phát triển, chính sách không rõ ràng khiến các nhà lắp ráp rút khỏi thị trường chuyển sang nhập khẩu, và đến khi nhu cầu tiêu dùng ô tô bùng nổ, ô tô sẽ được nhập khẩu về để đáp ứng nhu cầu trong nước gây thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng.
Tại hội nghị, đại diện của Tập đoàn ô tô Trường Hải hi vọng rằng, ngành công nghiệp ô tô cần được xem là ngành trọng điểm. Chính phủ cần hoàn thiện và ban hành quy hoạch ngành này đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Vị đại diện này nhận xét, nếu có chính sách lành mạnh, quy mô thị trường sẽ đạt mức 400.000 xe đến năm 2020.
Tư Hoàng
(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Các bản tin khác
- Căn hộ tầm trung sẽ chiếm tỷ trọng cao trong nửa cuối năm
- "Khẩu vị mới" của nhà đầu tư tại bất động sản Đà Nẵng
- Tổng cục quản lý đất đai siết chặt việc quản lý phôi giấy chứng nhận QSDĐ
- Chuẩn hóa môi giới bất động sản: Nhiệm vụ cấp bách
- Những cuộc “tháo chạy” của giới đầu cơ đất nền năm 2018
- Còn nhiều yếu tố nâng đỡ, chưa thể xảy ra "bong bóng" bất động sản
- Thúc đẩy tiến độ các dự án "treo", thương thảo lấy lại SVĐ Chi Lăng
- Thị trường bất động sản có rơi vào chu kỳ khủng hoảng?
- Tỷ phú ngoại tranh phần bất động sản
- Thương thảo lấy lại sân vận động Chi Lăng
- Điều thú vị chỉ có tại chương trình ưu đãi "Đêm Bà Nà"
- Dòng đầu tư đổ dồn về Gami Eco Charm "dồn dập" ngay sau ngày ra mắt
- Điểm đến Sơn Trà Hoang sơ Bãi Rạng
- Đà Nẵng: Phúc Hoàng Ngọc công bố và bàn giao dự án Green Home
- Đà Nẵng: Mỗi năm tăng 86 cơ sở lưu trú/6.000 phòng
- Kinh nghiệm quý khi mua chung cư giá rẻ để không ‘tiền mất tật mang’
- Bất động sản nghỉ dưỡng: "Vẫn là kênh đầu tư hiệu quả"
- Biệt thự biển cho thuê mang về thu nhập bền vững cho nhà đầu tư
- Hàn Quốc hỗ trợ Đà Nẵng nghiên cứu đường sắt đô thị
- Vệt đô thị mới ven sông Hàn có tòa tháp cao 29 tầng