Cầu Rồng, công trình nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng, đã giành Giải thưởng lớn (Grand Award) 2014 do Hội đồng các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ trao tặng. Đây là giải thưởng được coi là danh giá nhất của ngành kỹ thuật thế giới.
Lễ trao giải Giải thưởng kỹ thuật xuất sắc
Cầu Rồng là một trong 8 công trình và dự án xuất sắc nhất thế giới được vinh danh bằng Giải thưởng lớn tại lễ trao Giải thưởng kỹ thuật xuất sắc (EEA) diễn ra vào sáng 30-4 (theo giờ Việt Nam) tại thủ đô Washington DC, Mỹ. Được ví như giải Oscar của ngành kỹ thuật, EEA được Hội đồng các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ trao tặng hàng năm để tôn vinh các dự án thể hiện khả năng kỹ thuật tinh xảo nhất về thiết kế, cấu trúc, công năng và lợi ích cộng đồng.
Đại diện cho chính quyền và nhân dân Đà Nẵng tại lễ trao giải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, ông Võ Duy Khương chia sẻ: “Cây cầu Rồng là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng và giải thưởng hôm nay đã khiến niềm tự hào đó được nhân đôi. Với giải thưởng này, cầu Rồng cũng chính là một sứ giả của hoà bình và thiện chí, kết nối Việt Nam với bạn bè trên toàn thế giới. Đây cũng là sự ghi nhận về kỹ thuật, cấu trúc và kiến trúc của cây cầu, xứng đáng với công nghệ, kỹ thuật tầm cỡ thế giới”.
Cầu Rồng vượt qua nhiều đối thủ nặng ký để giành giải thưởng lớn |
Ông Nick Ivanoff, Chủ tịch của Ammann&Whitney, một trong những công ty tham gia thiết kế cầu Rồng rất bất ngờ khi công trình đã vượt qua rất nhiều đối thủ nặng ký khác để giành Giải thưởng lớn, chia sẻ: “Tôi quá đỗi vui mừng khi cầu Rồng nhận được Giải thưởng lớn lần này. Khi hình ảnh cầu Rồng cầu được chiếu lên, cả khán phòng đều ồ lên vì kinh ngạc và phấn khích trước sự độc đáo và thú vị của chiếc cầu. Chúng tôi muốn chia sẻ giải thưởng này với người dân Đà Nẵng”.
Đại diện Đà Nẵng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Võ Duy Khương đón nhận giải thưởng |
Cầu Rồng được ban giám khảo đánh giá cao về thiết kế và kết cấu độc đáo, sự kết hợp hài hoà giữa thẩm mỹ và tính năng sử dụng, cũng như giá trị kinh tế-xã hội và kỹ thuật. Đặc biệt, điểm nhấn của chiếc cầu là thiết kế gắn liền với văn hoá Việt, với cội nguồn của người Việt.
“Tôi đã nghiên cứu rất nhiều truyện cổ tích Việt Nam và được biết về truyền thuyết con rồng cháu tiên của người Việt. Do vậy mà tôi có ý tưởng thiết kế chiếc cầu có nhiều vòm cuốn, thể hiện hình tượng con Rồng vốn được coi là khởi nguồn của Việt Nam", kiến trúc sư thiết kế cầu Rồng, Tom Anderson cho biết.
Các công trình tham gia giải thưởng EEA được đánh giá dựa trên các tiêu chí như tính độc đáo, sáng tạo, độ phức tạp và khả năng đóng góp vào giá trị kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
Dài 666m với 6 làn xe chạy, Cầu Rồng là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hàn, tạo ra con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới trung tâm thành phố. Đây cũng là một trong những tuyến đường trực tiếp đến các bãi biển Mỹ Khê và Non Nước. Cầu được thiết kế bởi liên danh Mỹ gồm Ammann & Whitney Consulting Engineers và tập đoàn Louis Berger, và do Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đảm nhiệm thi công. Cầu Rồng được chính thức thông xe vào tháng 3/2013.
VOV
Các bản tin khác
- Cơ hội sinh lời từ Khu đô thị GAIA City
- Xu hướng dòng kiều hối ồ ạt đổ vào bất động sản nghỉ dưỡng
- “Quẩy” cực chất với lễ hội bia tại Sun World Ba Na Hills 2017
- Những ngôi nhà bể bơi “vạn người mê”
- Sức hút condotel Coco Skyline Resort
- Tại sao nhiều người Nhật và Hàn Quốc mua nhà ở Việt Nam?
- Nhất Nam Land mở bán nhiều dự án khu Nam Đà Nẵng
- Elysia Complex City xây dựng công viên 10 tỷ đồng ven sông Hàn
- Tìm giải pháp để đô thị Đà Nẵng phát triển bền vững trong tương lai
- 4 lưu ý khi đầu tư đất nền Nam Đà Nẵng
- Đà Nẵng: Cuối 2017, nguồn cung khách sạn 3-5 sao sẽ đạt hơn 19.000 phòng
- Chuyển đổi chủ đầu tư hai dự án lớn
- Những chuyển biến đáng chú ý của thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Những lưu ý khi đầu tư condotel
- Người Việt định cư ở nước ngoài có được nhận thừa kế quyền sở hữu nhà?
- Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm
- Thị trường bất động sản: Muôn chiêu tại lễ mở bán
- Ký quỹ bất động sản: Cần quản để đảm bảo quyền lợi của người mua
- Chuyện ghi ở Hòa Xuận. Bài 2: Khi vùng đông chuyển mình
- Du lịch giải trí "quên sầu" với Sun World