Chiều 7-5, phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa 13 kết thúc với việc góp ý cho dự án Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi).
Khu lưu trú công nhân KCX Tân Thuận, quận 7
Cùng với sửa Luật Kinh doanh bất động sản, nhiều đại biểu kiến nghị Quốc hội cần phải nghiên cứu, rà soát các luật có liên quan như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Dân sự để đảm bảo tính toàn diện, thống nhất. Cần phân định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư sơ cấp và nhà đầu tư thứ cấp trong thị trường bất động sản, có đại biểu đề nghị Luật bổ sung thêm phần về thị trường thế chấp- một phần không thể thiếu của thị trường bất động sản, vì trong dự thảo mới chỉ đề cập đến thị trường mua và cho thuê. Luật cũng nên quy định cụ thể về chủ thể tham gia, chế tài xử phạt đối với các vi phạm.
Các đại biểu cũng cho rằng: thực tế vừa qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có vốn thấp - chỉ khoảng 10-15 tỷ đồng, cho nên khi ngân hàng siết chặt cho vay là lập tức gặp khó khăn.
Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) quy định các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định từ 50 tỷ đồng là hợp lý, giảm tình trạng “tay không bắt giặc” của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Một quy định nữa của dự thảo Luật đưa ra, rất phù hợp và cần kiên trì thực hiện là: trong vòng 50 ngày từ khi bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua, doanh nghiệp phải làm thủ tục cấp giấy chủ quyền cho người mua nhà, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Ông Huỳnh Văn Tiếp, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa 13 nói: Thực trạng vừa qua tại Cần Thơ, nhiều dự án giao nhà tái định cư, giao nhà bán nhà nhưng 10 năm mà vẫn không giao giấy chứng nhận. Tôi cho rằng quy định này rất phù hợp. Nó khó cho doanh nghiệp nhưng đáp ứng nhu cầu xã hội.
“Nhiều đại biểu cho rằng 50 ngày là khó nhưng tôi thấy rằng đã bán nhà, bàn giao nhà là phải tiến hành làm thủ tục cấp giấy quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở, đảm bảo quyền lợi cho người mua. Đây là điều rất thiết thực. Lần này Bộ Xây dựng đưa ra điều này là xã hội rất đồng tình”, ông Tiếp nói.
VOV
Các bản tin khác
- Hơn 14,2 tỷ đồng đầu tư tuyến đường Vương Thừa Vũ (đoạn từ Phó Đức Chính đến Ngô Quyền)
- Vốn ngoại đổ vào địa ốc
- Trên 96% diện tích đất đã được cấp GCN quyền sử dụng đất
- Kinh doanh BĐS: Phục vụ "thượng đế" còn lắm gian nan
- Khó có 'bong bóng' nhà đất
- Bất động sản cao cấp và nhân tố không gian xanh
- Sếp lớn bất động sản nói gì về triển vọng thị trường?
- Xã hội hóa đầu tư khu Liên hợp thể thao
- Chưa vội định đoạt số phận sân Chi Lăng trong 5 năm tới
- Đà Nẵng mới chỉ bán được 24 căn hộ chung cư 12 tầng Nại Hiên Đông
- Ôtô Toyota, Honda chỉ còn 300 triệu?
- Bồi thường thu hồi đất: Khác gì so với trước?
- Giá đất tái định cư một số khu dân cư trên địa bàn 2 quận Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu
- Giao dịch bất động sản giảm nhẹ trong tháng 9
- Thấp thỏm chờ di dời ga Đà Nẵng (2)
- Những chính sách có hiệu lực từ tháng 10-2015
- Sở Xây dựng TP.HCM thống nhất giảm nhiều thủ tục cho Việt kiều mua nhà
- Lý do người Đà Nẵng thích mua đất nền
- Ngũ Hành Sơn - Sự chuyển mình mạnh mẽ
- Hoà Xuân, “điểm nóng” mới của bất động sản Đà Nẵng