Chiều 7-5, phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa 13 kết thúc với việc góp ý cho dự án Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi).
Khu lưu trú công nhân KCX Tân Thuận, quận 7
Cùng với sửa Luật Kinh doanh bất động sản, nhiều đại biểu kiến nghị Quốc hội cần phải nghiên cứu, rà soát các luật có liên quan như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Dân sự để đảm bảo tính toàn diện, thống nhất. Cần phân định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư sơ cấp và nhà đầu tư thứ cấp trong thị trường bất động sản, có đại biểu đề nghị Luật bổ sung thêm phần về thị trường thế chấp- một phần không thể thiếu của thị trường bất động sản, vì trong dự thảo mới chỉ đề cập đến thị trường mua và cho thuê. Luật cũng nên quy định cụ thể về chủ thể tham gia, chế tài xử phạt đối với các vi phạm.
Các đại biểu cũng cho rằng: thực tế vừa qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có vốn thấp - chỉ khoảng 10-15 tỷ đồng, cho nên khi ngân hàng siết chặt cho vay là lập tức gặp khó khăn.
Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) quy định các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định từ 50 tỷ đồng là hợp lý, giảm tình trạng “tay không bắt giặc” của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Một quy định nữa của dự thảo Luật đưa ra, rất phù hợp và cần kiên trì thực hiện là: trong vòng 50 ngày từ khi bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua, doanh nghiệp phải làm thủ tục cấp giấy chủ quyền cho người mua nhà, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Ông Huỳnh Văn Tiếp, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa 13 nói: Thực trạng vừa qua tại Cần Thơ, nhiều dự án giao nhà tái định cư, giao nhà bán nhà nhưng 10 năm mà vẫn không giao giấy chứng nhận. Tôi cho rằng quy định này rất phù hợp. Nó khó cho doanh nghiệp nhưng đáp ứng nhu cầu xã hội.
“Nhiều đại biểu cho rằng 50 ngày là khó nhưng tôi thấy rằng đã bán nhà, bàn giao nhà là phải tiến hành làm thủ tục cấp giấy quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở, đảm bảo quyền lợi cho người mua. Đây là điều rất thiết thực. Lần này Bộ Xây dựng đưa ra điều này là xã hội rất đồng tình”, ông Tiếp nói.
VOV
Các bản tin khác
- Trụ sở bộ, ngành sẽ tập trung tại Mễ Trì và Tây Hồ Tây
- Kêu gọi đầu tư công viên 29/3 theo hình thức xã hội hoá
- Sẽ bỏ sổ hộ khẩu
- Đã cấp hơn 41 triệu “sổ đỏ” trên cả nước
- Mua đất nền dự án Khu đô thị Yên Thế - Bắc Sơn được hỗ trợ vay vốn 80% giá trị
- Đà Nẵng “mở hướng” cho các dự án điểm nhấn kiến trúc
- 75% doanh nghiệp bất động sản có lãi
- Đà Nẵng: Đền bù giải tỏa, bố trí tái định cư và thu tiền sử dụng đất quy về một mối
- Xử lý vướng mắc về tiếp nhận quỹ đất tái định cư
- “Lãi vay tại Việt Nam quá cao so với các nước”
- Bàn chuyện người nước ngoài mua nhà
- 10 việc bạn không nên làm chốn công sở
- Giải quyết nợ đất tái định cư
- Đà Nẵng có đô thị mới dưới triền đê sông
- Đà Nẵng sẽ mua lại đất của doanh nghiệp bố trí cho hộ tái định cư
- Thay đổi chủ trương đầu tư hạ tầng dự án tái định cư
- Mở rộng thẩm quyền của văn phòng công chứng
- Người “mua nhà trên giấy” cần được bảo vệ
- Cần quy định thống nhất thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản
- 7 trường hợp không được cấp “sổ đỏ”