Chiều 7-5, phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa 13 kết thúc với việc góp ý cho dự án Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi).
Khu lưu trú công nhân KCX Tân Thuận, quận 7
Cùng với sửa Luật Kinh doanh bất động sản, nhiều đại biểu kiến nghị Quốc hội cần phải nghiên cứu, rà soát các luật có liên quan như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Dân sự để đảm bảo tính toàn diện, thống nhất. Cần phân định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư sơ cấp và nhà đầu tư thứ cấp trong thị trường bất động sản, có đại biểu đề nghị Luật bổ sung thêm phần về thị trường thế chấp- một phần không thể thiếu của thị trường bất động sản, vì trong dự thảo mới chỉ đề cập đến thị trường mua và cho thuê. Luật cũng nên quy định cụ thể về chủ thể tham gia, chế tài xử phạt đối với các vi phạm.
Các đại biểu cũng cho rằng: thực tế vừa qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có vốn thấp - chỉ khoảng 10-15 tỷ đồng, cho nên khi ngân hàng siết chặt cho vay là lập tức gặp khó khăn.
Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) quy định các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định từ 50 tỷ đồng là hợp lý, giảm tình trạng “tay không bắt giặc” của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Một quy định nữa của dự thảo Luật đưa ra, rất phù hợp và cần kiên trì thực hiện là: trong vòng 50 ngày từ khi bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua, doanh nghiệp phải làm thủ tục cấp giấy chủ quyền cho người mua nhà, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Ông Huỳnh Văn Tiếp, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa 13 nói: Thực trạng vừa qua tại Cần Thơ, nhiều dự án giao nhà tái định cư, giao nhà bán nhà nhưng 10 năm mà vẫn không giao giấy chứng nhận. Tôi cho rằng quy định này rất phù hợp. Nó khó cho doanh nghiệp nhưng đáp ứng nhu cầu xã hội.
“Nhiều đại biểu cho rằng 50 ngày là khó nhưng tôi thấy rằng đã bán nhà, bàn giao nhà là phải tiến hành làm thủ tục cấp giấy quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở, đảm bảo quyền lợi cho người mua. Đây là điều rất thiết thực. Lần này Bộ Xây dựng đưa ra điều này là xã hội rất đồng tình”, ông Tiếp nói.
VOV
Các bản tin khác
- Đà Nẵng có "Thung lũng Silicon" lớn nhất cả nước: Tổng vốn đầu tư 121 triệu USD, xác định mức doanh thu 3 tỷ USD/năm
- Sự thật sốc giao dịch đất nền Vân Đồn, Đà Nẵng
- Đà Nẵng: Đề nghị hoàn trả 1.200 tỷ đồng để lấy lại sân vận động Chi Lăng
- Đà Nẵng sắp có lễ hội Ẩm thực quốc tế
- Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm bất động sản nghỉ dưỡng
- Nhiều cơ hội cho nhà đầu tư Canada tại Đà Nẵng
- Giá đất nền tại Đà Nẵng bớt nóng
- Sở Xây dựng cảnh báo người dân trong giao dịch bất động sản
- Chuyện về những Nữ Doanh nhân
- Lưỡng thổ thành sơn, bất động sản có sóng trong năm Kỷ Hợi 2019
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án ở Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà
- Đầu tư 1.800 tỷ đồng vào dự án Khu đô thị Thủy Tú
- Ba thị trường địa ốc tâm điểm trong 2019
- Người nước ngoài được mua nhà tại 17 dự án ở Đà Nẵng
- Công bố danh sách các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho phép và không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở - Đợt 01.
- Đà Nẵng công bố giá đất năm 2019
- Cảnh báo trong mua bán nhà đất, chuyển nhượng chung cư
- Sôi nổi thi công xây dựng đầu năm mới
- Năm 2019, giá đất ở cao nhất 98,8 triệu đồng/m2
- Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng