UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo kiên quyết thu hồi các dự án vi phạm nhưng chậm khắc phục hoặc chây ì dù đã nhắc nhở...
Có 157 dự án với tổng diện tích hơn 624 ha không sử dụng đất trong 12 tháng liền kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc sử dụng đất sai mục đích, cho thuê, chuyển nhượng trái phép - Ảnh minh hoạ.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa hoàn tất việc kiểm tra, rà soát việc chấp hành pháp luật và thực hiện nghĩa vụ tài chính của các dự án bất động sản trên địa bàn.
Theo đó, đoàn công tác liên ngành đã tiến hành rà soát 859 dự án được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ tháng 1/2009 đến 31/12/2013 trên địa bàn thành phố, với diện tích gần 2.987ha.
Qua kiểm tra đã phát hiện 336 dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc chậm nộp nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cần phải kiểm tra, thanh tra làm rõ.
Đáng lưu ý, trong số 336 dự án trên, có 157 dự án với tổng diện tích hơn 624 ha không sử dụng đất trong 12 tháng liền kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc sử dụng đất sai mục đích, cho thuê, chuyển nhượng trái phép. Có 53 dự án chậm tiến độ 24 tháng so với dự án đầu tư được duyệt, 107 dự án chậm nghĩa vụ tài chính với số tiền hơn 2.343 tỷ đồng, 35 dự án vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư…
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng, ngoài nguyên nhân khách quan về cơ chế chính sách, thiếu quỹ nhà tái định cư, điều chỉnh lại quy hoạch, phần lớn các dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai đều do năng lực thực hiện của chủ đầu tư còn hạn chế, thiếu vốn để triển khai dự án.
Mặt khác, cũng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều chủ đầu tư kinh doanh nhà ở chưa đẩy nhanh tiến độ, còn "nghe ngóng" thị trường. Thậm chí một số đơn vị cho thuê lại, chuyển nhượng trái pháp luật, sử dụng sai mục đích…
Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thành lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, kết luận đối với 157 dự án không sử dụng đất trong 12 tháng. Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng tập trung thanh tra 53 dự án chậm tiến độ 24 tháng; Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố kiểm tra 35 dự án, đồng thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
UBND thành phố đã giao Sở Tài chính cùng Cục Thuế Hà Nội kiểm tra, kết luận đối với 107 dự án chậm nộp nghĩa vụ tài chính về đất đai, có biện pháp xử lý triệt để và đề xuất biện pháp xử lý đối với các trường hợp vượt thẩm quyền.
Cùng với đó, UBND các quận, huyện, thị xã tiến hành thanh tra, kết luận đối với 1.004 dự án do UBND cấp huyện cho các hộ gia đình, cá nhân thuê đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định.
Trước đó, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo, đối với trường hợp cố tình vi phạm, các trường hợp đã gia hạn thời gian sử dụng đất và đã được cơ quan chức năng nhắc nhở nhiều lần nhưng không khắc phục vi phạm, chưa triển khai thực hiện dự án, thành phố cương quyết thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Song Hà
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
Các bản tin khác
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình: Đà Nẵng là hình mẫu về cải cách hành chính trong cả nước
- Hợp đồng nhà, đất đã công chứng, có được hủy?
- “Săn” khách ngoại mua nhà
- Bảo vệ cẩn mật dữ liệu công dân, doanh nghiệp
- Bà Nà Hills đón vị khách thứ 1 triệu
- Giao lưu trực tuyến về Công chứng hợp đồng nhà, đất
- Việt Kiều mua nhà: Sẽ không có đột biến
- Khẩn trương hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành tư pháp
- Kết quả cuộc thi sáng tác ca khúc về Ngành Tư pháp và về Ngày Pháp luật nước CHXHCNVN (09/11)
- Quỹ ngoại ồ ạt rót tiền vào bất động sản
- Giao lưu trực tuyến về Công chứng hợp đồng nhà, đất
- 7 lý do khiến nhà giàu Việt đổ tiền vào biệt thự biển
- Đề xuất tháo gỡ thủ tục cho Việt kiều mua nhà
- Người nước ngoài sở hữu nhà tại VN bao nhiêu là vừa?
- Nhà giàu âm thầm đổ tiền vào biệt thự hạng sang
- Hồ sơ mua nhà được vay gói 30.000 tỉ đồng
- Nhập cảnh một ngày là mua được nhà
- Công bố 13 Luật, Pháp lệnh và Nghị quyết
- Ra mắt du thuyền 5 sao đầu tiên tại Đà Nẵng
- Đề nghị hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở để triển khai đầu tư nhà ở xã hội