(ĐTCK) Tuần qua, Bộ Xây dựng đã có tờ trình số 22/TTr-BXD gửi Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số giải pháp về vốn tín dụng và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ (Nghị quyết 02).
Theo tờ trình, Bộ Xây dựng kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh sửa đổi một số quy định có liên quan đến gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng tại Nghị quyết 02 để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Cụ thể, Bộ Xây dựng đề xuất kéo dài thời hạn trả nợ đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân từ 10 năm lên 15 năm. Mở rộng đối tượng vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân tại đô thị mua nhà ở thương mại riêng lẻ có tổng giá trị hợp đồng cả nhà và đất không quá 1,05 tỷ đồng (không khống chế về diện tích và đơn giá); các hộ dân ở vùng thường xuyên xảy ra bão lũ thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng chưa đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, lũ, được vay để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở; các hộ dân ở đô thị, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại các đô thị ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, có khó khăn về nhà ở được vay để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, nhưng tổng số vốn vay không vượt quá 840 triệu đồng (80% x 1,05 tỷ đồng); các hợp đồng mua nhà ở xã hội đã ký trước ngày 7/1/2013 mà chưa thanh toán hết tiền mua nhà (đối với khoản tiền chưa nộp theo tiến độ).
Bộ Xây dựng cũng đề xuất bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước được phép tham gia cho vay gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 02.
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nội dung theo Chỉ thị 2196/CT-TTg ngày 6/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản; không cấp phép đầu tư mới đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, các dự án khu đô thị mới trong năm 2014 (trừ các dự án nhà ở xã hội; nhà ở thương mại có diện tích dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; dự án cải tạo nhà chung cư cũ). Trường hợp đặc biệt, các địa phương phải báo cáo cụ thể với Bộ Xây dựng xem xét, thẩm định, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Có thể nói, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 02 đến nay, thị trường bất động sản nói chung và thị trường nhà ở nói riêng trên cả nước đã có phản ứng tích cực. Tuy nhiên, dù các giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu đã được Chính phủ, các bộ, ngành chỉ đạo quyết liệt triển khai đã phát huy tác dụng bước đầu trong năm 2013 và quý I/2014, nhưng thị trường bất động sản vẫn chưa hồi phục như kỳ vọng. Vì vậy, Bộ Xây dựng mong muốn bằng một Nghị quyết của mình, Chính phủ sẽ thông qua các giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp thị trường phát triển mạnh mẽ trong những tháng còn lại của năm 2014.
Các bản tin khác
- Đà Nẵng quy định diện tích tối thiểu căn hộ là 45m2
- 10 dự báo giới đầu tư địa ốc không nên bỏ qua năm Đinh Dậu
- Thành lập Hiệp hội Công chứng Việt Nam
- Nhiều thủ tục đất đai được rút ngắn trong năm mới
- Săn bất động sản cho thuê - kênh đầu tư hấp dẫn trong 5 năm tới
- Cuộc chiến sống còn của bất động sản nghỉ dưỡng
- Giấc mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ
- Đẩy nhanh tiến độ, tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động và chất lượng thi công tại các công trình
- Dấu ấn 5 “ông lớn” trên thị trường bất động sản Việt Nam năm qua
- 2 kịch bản trái chiều cho thị trường địa ốc 2017
- M&A bất động sản Việt Nam hứa hẹn lập kỷ lục năm 2017
- Đi đâu, chơi gì dịp Tết?
- Thị trường địa ốc 2016: Một năm được mùa của condotel
- Địa ốc tạo sức hút từ hạ tầng giao thông
- Quận Ngũ Hành Sơn: Vận động bàn giao hơn 1.000 hồ sơ giải tỏa, đền bù
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tăng thêm
- Ra mắt Tổng công ty MBLand và hai dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại miền Trung
- Đầu tư bất động sản thương mại sẽ hồi phục trở lại vào năm 2017
- Triển khai dự án xe buýt nhanh tại Đà Nẵng
- Đất “cơi nới” trái phép vẫn có thể được cấp sổ đỏ