Ban hành thông tư cho phép thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai...
Nhà ở hình thành trong tương lai có thể được thế chấp khi vay vốn ngân hàng.
Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành thông tư hướng dẫn cho phép thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo đó, kể từ ngày 16/6/2014, tất cả các phân khúc nhà chung cư, biệt thự, liền kề đều có thể thế chấp với điều kiện phải có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, xây dựng xong phần móng và hoàn thành thủ tục mua bán, có hợp đồng ký với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Nhà được thế chấp phải không bị kê biên thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước .
Ngoài ra, nhà ở xã hội cũng được thế chấp nếu thuộc dự án đầu tư xây dựng được cấp giấy chứng nhận hoặc đã có quyết định giao đất. Giá trị nhà ở hình thành trong tương lai dùng để thế chấp do hai bên thỏa thuận trên cơ sở xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán nhà ở.
Hợp đồng thế chấp phải được công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm và chỉ được thế chấp nhà tại một tổ chức tín dụng để vay vốn. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự khác thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, tức rút bớt tài sản thế chấp.
Được biết, thông tư liên tịch này đã được Bộ Xây dựng cùng 3 bộ, ngành nói trên bàn bạc và ký kết từ tháng 4/2014. Tuy nhiên, do một số điều khoản, nội dung trong thông tư chưa đạt được đồng thuận của tất cả các bên nên thời gian ban hành chính thức thông tư đã phải lùi lại.
Việc cho phép thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai có thể xem là một động thái tích cực của cơ quan quản lý đối với người mua nhà có khó khăn về tài chính, đặc biệt là các đối tượng thuộc diện được vay gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến quan ngại rằng, việc cho phép thế chấp nhà hình thành trong tương lai có thể làm nảy sinh rủi roc ho phía ngân hàng, bởi thực tế không ít dự án bất động sản hiện nay đã được chủ đầu tư “cầm cố”, thế chấp với ngân hàng khi vay vốn để thực hiện. Như vậy, rất có thể một sản phẩm bất động sản sẽ được thế chấp 2 lần tại cùng một ngân hàng hoặc ngân hàng khác, dẫn tới rắc rối có thể nảy sinh nếu một trong 2 bên không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Bảo Anh
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
Các bản tin khác
- Cân bằng, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển Sơn Trà
- Bùng nổ "dạ tiệc trắng" kỷ niệm 3 năm SKY36 Đà Nẵng
- “Thủ phủ” condotel: Sức hút từ cách làm du lịch chuyên nghiệp
- Công bố quyết định công nhận quận Liên Chiểu là đơn vị hành chính loại I
- Kịch bản nào cho bất động sản cuối năm 2017?
- Dự án không gian làm việc chung hút nhà đầu tư ngoại
- Quy định giá đất ở tái định cư hộ chính tại một số dự án quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn
- Cocobay sắp khai trương tạo cơ hội sinh lời với nhà đầu tư
- Đội Ý đăng quang DIFF 2017
- Trao giải cuộc thi phương án quy hoạch, thiết kế Quảng trường trung tâm Đà Nẵng
- Nhà cổ 650 tỷ: Đại gia Đà Nẵng khiến dân chơi ngả mũ
- Trực tiếp Tọa đàm: Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng - Cơ hội, rủi ro?
- Đà Nẵng: Điều chỉnh quy hoạch, xây khách sạn khu đất góc đường Trần Hưng Đạo và Hà Thị Thân
- Phố mới bên sông Cổ Cò
- Đề xuất thành lập Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng
- Cựu Chủ tịch Hiệp hội môi giới Mỹ chia sẻ kỹ năng bán bất động sản
- Cơ hội đầu tư 790 triệu, nhận về hơn 200 triệu/năm
- Đà Nẵng cơ bản hoàn tất các hạng mục chuẩn bị cho tuần lễ cấp cao APEC
- Hoà Bình Green Đà Nẵng - công trình phục vụ APEC 2017
- Có nên đặt cọc mua nhà chưa có sổ đỏ?