(TNO) Đọc tờ trình về dự luật Nhà ở trước Quốc hội sáng nay 24.5, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, dự luật sẽ lới lỏng quy định về người nước ngoài ở Việt Nam được sở hữu nhà tại Việt Nam.
Tại các điều 155, 157 và 158 của dự luật đã quy định mở rộng đối tượng và điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo hướng: cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi được phép về Việt Nam thì được sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam ở trong nước (không phân biệt loại nhà và số lượng nhà ở được sở hữu).
|
Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao, tổ chức phi Chính phủ, khi được phép vào Việt Nam làm việc thì được mua và sở hữu nhà ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ), kể cả nhà ở trong khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng.
“Việc quy định mở rộng đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là để cụ thể hóa chủ trương của Đảng nêu tại Nghị quyết số 36 năm 2004 của Bộ Chính trị và Điều 18 của Hiến pháp năm 2013 coi người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì quy định như trên là để khuyến khích kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và bảo đảm xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế”, Bộ trưởng Xây dựng lý giải.
Tuy nhiên, ông Dũng cho biết quy định trên vẫn còn hai loại ý kiến khác nhau.
Loại ý kiến thứ nhất thống nhất với đề xuất của Chính phủ nêu tại Điều 157 của dự thảo luật Nhà ở (sửa đổi). Còn loại ý kiến thứ hai đề nghị nên quy định điều kiện chặt chẽ hơn theo hướng chỉ cho phép các cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì mới được sở hữu nhà ở để hạn chế các trường hợp lợi dụng chính sách, gây lũng đoạn thị trường bất động sản và để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Báo cáo thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết Ủy ban này tán thành với chủ trương mở rộng cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị cần làm rõ: trong khi nhu cầu về nhà ở còn rất lớn cũng như điều kiện để tạo lập nhà ở của người dân còn rất khó khăn thì việc mở rộng các đối tượng được sở hữu nhà ở, nhất là đối với người nước ngoài như trong dự thảo Luật sẽ có tác động như thế nào đến quyền có nơi ở của người dân, đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản trong nước?
Theo nghị trình, dự luật này sẽ được QH thảo luận tại hội trường vào ngày 18.6 tới.
Bảo Cầm
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- Cần minh bạch thông tin dự án thế chấp nhiều hơn
- Ông bố trẻ Đà Nẵng: Mỗi ngày bớt trà đá, trà chanh là đủ trồng rau
- Những rủi ro nhà đầu tư phải thuộc lòng trước khi xuống tiền mua BĐS nghỉ dưỡng
- Môi giới và nghệ thuật đăng tin bất động sản
- Nỗi lo mua nhà cho con!
- 6 bước hạn chế rủi ro tiền tỷ khi đầu tư nhà phố
- Lỡ mua dự án đã thế chấp: Phải làm sao?
- Hai dự án nghỉ dưỡng hạng sang Savills phân phối tại Đà Nẵng
- Dự án Hòa Bình Green Đà Nẵng có điểm gì đặc biệt?
- Bất động sản trong dòng chảy M&A
- Sức hút của nhà trên đất
- 3 kênh bất động sản có thể bứt phá mạnh cuối năm 2016
- Sun Group giới thiệu nhà mẫu biệt thự nghỉ dưỡng và condotel Phú Quốc
- Công bố xếp hạng các tổ chức hành nghề công chứng
- Người nước ngoài có thể đứng tên chung trong sổ đỏ khi mua nhà để kinh doanh?
- Bố trí đất tái định cư đối với dự án Chợ và Khu phố chợ Khuê Mỹ
- Savills cảnh báo việc lạm dụng mô hình Condotel tại thị trường BĐS Đà Nẵng
- Đà Nẵng: Giao dịch biệt thự và căn hộ tăng mạnh trong quý 2
- Khung cảnh khách sạn container giá mềm tại Đà Nẵng
- Khai trương căn hộ - khách sạn mạ vàng Hoà Bình Green Đà Nẵng