Khi giao dịch với các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nước ngoài, cá nhân cần lưu ý danh sách các khoản phí ngoài lãi suất để không rơi vào tình trạng “mất tiền oan”.
|
Thiếu 20.000 đồng tốn “phí” 300.000 đồng !
Anh V.K (TP.HCM) vừa nhận được tin nhắn từ chi nhánh một ngân hàng (NH) nước ngoài tại VN với nội dung: “Chào anh K., em gửi từ NH. Khoản vay mua nhà của anh hiện tại còn thiếu 20.000 VND, anh vui lòng thanh toán trong hôm nay, qua ngày mai sẽ phát sinh phí chậm thanh toán là 3.000.000 VND”. Nhìn con số phí chậm thanh toán, anh K. tá hỏa, vội liên lạc theo số điện thoại nhắn tin tới thì được một người nữ nhận là nhân viên của NH giải thích: “Do số tiền trả chưa đủ nên hệ thống không thể tất toán được khoản vay. Phí chậm thanh toán là 300.000 đồng (chứ không phải 3 triệu đồng như tin nhắn) áp dụng cho các khoản vay, kể cả khoản vay còn nợ 1.000 đồng”.
So với số nợ 20.000 đồng, phí chậm thanh toán mà NH này áp dụng là quá cao, gấp 15 lần so với khoản nợ còn lại. Đại diện NH cho biết mức phí 300.000 đồng áp dụng chung cho các khoản thanh toán chậm sau thời hạn thanh toán 3 ngày và đã được NH quy định trong hợp đồng.
Không chỉ NH nói trên, hiện ngoài mức lãi suất cho vay, một số NH còn áp dụng các khoản phí mà người vay khi làm thủ tục cần tìm hiểu để không phải chịu cảnh… bực mình, mất tiền oan uổng. Chẳng hạn như phí thẩm định tài sản từ 2 - 5 triệu đồng cho một tài sản được thẩm định; trong trường hợp khách hàng thanh toán chậm khoản vay, lãi quá hạn được tính với tỷ lệ 150% trên lãi suất đang áp dụng cho số dư nợ còn lại, chưa kể phí thanh toán chậm; phí thanh toán trước hạn đối với các hợp đồng vay không thấp hơn 2,5% của khoản vay trả trước trong vòng 3 năm đầu tiên hoặc 1,5% của khoản vay trả trước trong năm thứ 4 và sau năm thứ 4 là 1% của khoản trả trước; phí cung cấp lại bản sao bất kỳ tài liệu nào của hợp đồng tín dụng là 300.000 đồng/yêu cầu…
Rừng biểu phí
Không những áp dụng cho các hợp đồng vay, nhiều NH nước ngoài còn tính các khoản phí với tài khoản của khách hàng. Chẳng hạn, một NH nước ngoài đưa ra số dư trung bình hằng tháng tối thiểu tính trên tài khoản là 50 triệu đồng hoặc tương đương 2.500 USD/AUD mỗi tháng, nếu số dư hằng tháng thấp hơn mức này thì NH áp dụng mức phí dịch vụ là 200.000 đồng hoặc 20 USD/AUD/EUR. Trường hợp khách hàng đóng tài khoản sớm trong vòng 12 tháng thì bị áp dụng mức phí là 500.000 đồng hoặc 25 USD…
Riêng dịch vụ thẻ, nhiều NH đưa ra hàng loạt phí mà khách hàng khó có thể nhớ hết. Chẳng hạn, đối với thẻ tín dụng, ngoài phí thường niên từ 600.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/thẻ, lãi suất vay 28 - 32%/năm, chủ thẻ sẽ chịu các khoản phí khác như phí chậm thanh toán 4% khoản nợ tối, phí cấp lại bản sao chi tiết tài khoản 100.000 đồng, phí cấp bảng sao kê chi tiết có xác nhận của NH là 165.000 đồng/bản, phí cấp lại thẻ (do thẻ bị thất lạc hoặc hư) là 200.000 đồng, phí phiếu khiếu nại và yêu cầu kiểm tra trong trường hợp lỗi khi giao dịch do chủ thẻ là 200.000 đồng...
Giám đốc một NH nhìn nhận “Khách hàng cá nhân khi giao dịch với NH đứng trước một rừng biểu phí”. Vì thế, ông này khuyến khích khách hàng cá nhân khi tham gia vào một dịch vụ, sản phẩm tài chính NH, cần “hết sức lưu ý đến các mức phí bên cạnh mức lãi suất”. “Trong thời gian gần đây, các NH cạnh tranh khá gay gắt về mức lãi suất, đặc biệt lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm để đẩy mức tăng trưởng tín dụng. Chênh lệch giữa chi phí đầu vào và đầu ra của NH còn khoảng 3 - 3,5%, trong đó chi phí duy trì hoạt động đã chiếm 2,2 - 2,5%. Trong khi kiếm lời từ mảng tín dụng khó hơn trước, các NH đang tìm cách đẩy mạnh khoản thu từ dịch vụ, phí. Vì thế, khách hàng cần tìm hiểu thật kỹ tất cả các loại phí trước khi quyết định sử dụng một dịch vụ nào”, vị giám đốc này nói.
Thanh Xuân
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- Phân biệt sổ trắng, sổ hồng và sổ đỏ
- Chờ đợi "cú hích lớn" trên thị trường vốn khu vực
- Rủi ro khi mua đất nền dự án chưa đủ điều kiện bán
- Xu hướng đầu tư bất động sản 2018: Góc nhìn từ chuyên gia
- Nhận bàn giao nhà, người mua cần chú ý điều gì?
- Ký gửi nhà đất là gì?
- Nhu cầu ở thực- từ khóa hot của thị trường BĐS 2018
- Cuộc chơi mới của các đại gia địa ốc
- Căn hộ Heritage Treasure Danang - vị trí đắt giá bên bờ sông Hàn
- Nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 5
- Có phải đất nền Đà Nẵng đang “bong bóng”?
- Nhiều nhà đầu tư Singapore đầu tư vào hạ tầng, bất động sản Đà Nẵng
- Dốc tiền tỷ mua biệt thự nghỉ dưỡng Đà Nẵng, khách hàng nên biết điều này
- Giữa cơn say đất nền, nhà đầu tư hãy biết tự bảo vệ túi tiền của mình
- Đà Nẵng trao bản ghi nhớ triển khai hợp tác với doanh nghiệp Singapore
- Shophouse trong các khu đô thị lớn thu hút nhà đầu tư
- Ngày 27-4, khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng 2018
- Môi giới đua nhau làm chủ đầu tư: Thực hư chuyện “hóa rồng”
- Hiện tượng sốt đất hiện nay sẽ không lặp lại kịch bản 10 năm trước
- Đặt đá gắn biển tên khu phố du lịch An Thượng