(PLO) - Chiều 4-6, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã trình Quốc hội dự án Luật Căn cước công dân (gồm 5 chương, 36 điều).
Đang ở tù cũng được cấp thẻ căn cước
Theo dự thảo Luật căn cước thì “thẻ căn cước” được cấp cho công dân ngay từ khi làm thủ tục khai sinh. Đồng thời, không quy định hạn chế người được cấp thẻ căn cước, kể cả người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình.
Nếu như trước đây, số CMND sẽ thay đổi khi công dân thay đổi nơi thường trú từ tỉnh này sang tỉnh khác nên rất khó quản lý và có thể trùng lặp lại ở người khác, thì nay dự thảo Luật quy định số định danh cá nhân (IP) được sử dụng làm số thẻ căn cước công dân, mỗi người chỉ có một số IP – một số thẻ căn cước được cấp sử dụng trọn đời từ khi khai sinh đến lúc khai tử, không thay đổi kể cả những trường hợp di chuyển cư trú từ vùng này sang vùng khác, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Số IP là mã số công dân gồm 12 số tự nhiên, được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư do Bộ Công an quản lý thống nhất trên toàn quốc, được cấp cho mỗi công dân VN và không lặp lại ở người khác.
Bỏ sổ hộ khẩu
Thẻ Căn cước công dân (thay thế cho tên gọi hiện nay là CMND) là giấy tờ tùy thân có giá trị chứng nhận căn cước của công dân VN, do cơ quan có thẩm quyền cấp từ CSDL căn cước công dân. Trên thẻ căn cước có thông tin về nơi thường trú của công dân, do đó sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng và tích hợp đầy đủ dữ liệu về công dân sẽ bỏ sổ hộ khẩu.
Trên thẻ căn cước có họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc..., các thông tin này được tích hợp từ CSDLQG về dân cư nên khi thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân có thể sử dụng thẻ căn cước để chứng minh các thông tin trên mà không cần phải sử dụng một số giấy tờ khác, giúp cho công dân thuận tiện khi giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các giao dịch dân sự, giúp cơ quan, tổ chức kiểm tra, khai thác các thông tin về công dân trong CSDLQG về dân cư.
BÌNH MINH
Các bản tin khác
- Công bố dự án nút giao thông Điện Biên Phủ-Nguyễn Tri Phương Người dân đồng thuận phương án hầm chui
- Dự án F.HOME: "Về đích" cùng cơ hội nhà ở trung tâm Đà Nẵng
- Kiến nghị xác định khu vực người nước ngoài không được mua nhà
- Chuyển 25.000m2 đất trồng lúa sang xây dựng công trình
- QUẬN HẢI CHÂU Triển khai xây dựng hai tuyến phố chuyên doanh mới
- Xu hướng mới: Bỏ tiền vào nhà phố thương mại
- Ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng
- Quốc hội thông qua 4 Luật
- Dự án nào nóng nhất Đà Nẵng hiện nay?
- Euro Village Đà Nẵng - Sức hút từ một dự án "vàng"
- Đà Nẵng thu hồi các dự án ‘bất động’ trong thời gian dài
- Giá nhà “leo thang” theo giá vật liệu xây dựng
- Giải pháp thu hút FDI vào Đà Nẵng
- Nguy cơ lớn nhất với nhà đầu tư bất động sản thứ cấp hiện nay
- Trung Nam Group khẳng định làm nhà đầu tư điện năng chất lượng, hiệu quả
- Lễ hội Hanami đầu tiên tại Asia Park
- Hình thành khu phố thương mại cao cấp tại Đà Nẵng
- FPT City Đà Nẵng: Dự án tỷ USD đầu tiên chào thị trường quý II/2016
- Biến động gói vay 30.000 tỷ đồng Thị trường Đà Nẵng ổn định
- ‘Bom tấn bất động sản’ của Vingroup 2016