(PLO) - Chiều 4-6, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã trình Quốc hội dự án Luật Căn cước công dân (gồm 5 chương, 36 điều).
Đang ở tù cũng được cấp thẻ căn cước
Theo dự thảo Luật căn cước thì “thẻ căn cước” được cấp cho công dân ngay từ khi làm thủ tục khai sinh. Đồng thời, không quy định hạn chế người được cấp thẻ căn cước, kể cả người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình.
Nếu như trước đây, số CMND sẽ thay đổi khi công dân thay đổi nơi thường trú từ tỉnh này sang tỉnh khác nên rất khó quản lý và có thể trùng lặp lại ở người khác, thì nay dự thảo Luật quy định số định danh cá nhân (IP) được sử dụng làm số thẻ căn cước công dân, mỗi người chỉ có một số IP – một số thẻ căn cước được cấp sử dụng trọn đời từ khi khai sinh đến lúc khai tử, không thay đổi kể cả những trường hợp di chuyển cư trú từ vùng này sang vùng khác, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Số IP là mã số công dân gồm 12 số tự nhiên, được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư do Bộ Công an quản lý thống nhất trên toàn quốc, được cấp cho mỗi công dân VN và không lặp lại ở người khác.
Bỏ sổ hộ khẩu
Thẻ Căn cước công dân (thay thế cho tên gọi hiện nay là CMND) là giấy tờ tùy thân có giá trị chứng nhận căn cước của công dân VN, do cơ quan có thẩm quyền cấp từ CSDL căn cước công dân. Trên thẻ căn cước có thông tin về nơi thường trú của công dân, do đó sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng và tích hợp đầy đủ dữ liệu về công dân sẽ bỏ sổ hộ khẩu.
Trên thẻ căn cước có họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc..., các thông tin này được tích hợp từ CSDLQG về dân cư nên khi thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân có thể sử dụng thẻ căn cước để chứng minh các thông tin trên mà không cần phải sử dụng một số giấy tờ khác, giúp cho công dân thuận tiện khi giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các giao dịch dân sự, giúp cơ quan, tổ chức kiểm tra, khai thác các thông tin về công dân trong CSDLQG về dân cư.
BÌNH MINH
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay