(PLO) - Chiều 4-6, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã trình Quốc hội dự án Luật Căn cước công dân (gồm 5 chương, 36 điều).
Đang ở tù cũng được cấp thẻ căn cước
Theo dự thảo Luật căn cước thì “thẻ căn cước” được cấp cho công dân ngay từ khi làm thủ tục khai sinh. Đồng thời, không quy định hạn chế người được cấp thẻ căn cước, kể cả người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình.
Nếu như trước đây, số CMND sẽ thay đổi khi công dân thay đổi nơi thường trú từ tỉnh này sang tỉnh khác nên rất khó quản lý và có thể trùng lặp lại ở người khác, thì nay dự thảo Luật quy định số định danh cá nhân (IP) được sử dụng làm số thẻ căn cước công dân, mỗi người chỉ có một số IP – một số thẻ căn cước được cấp sử dụng trọn đời từ khi khai sinh đến lúc khai tử, không thay đổi kể cả những trường hợp di chuyển cư trú từ vùng này sang vùng khác, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Số IP là mã số công dân gồm 12 số tự nhiên, được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư do Bộ Công an quản lý thống nhất trên toàn quốc, được cấp cho mỗi công dân VN và không lặp lại ở người khác.
Bỏ sổ hộ khẩu
Thẻ Căn cước công dân (thay thế cho tên gọi hiện nay là CMND) là giấy tờ tùy thân có giá trị chứng nhận căn cước của công dân VN, do cơ quan có thẩm quyền cấp từ CSDL căn cước công dân. Trên thẻ căn cước có thông tin về nơi thường trú của công dân, do đó sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng và tích hợp đầy đủ dữ liệu về công dân sẽ bỏ sổ hộ khẩu.
Trên thẻ căn cước có họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc..., các thông tin này được tích hợp từ CSDLQG về dân cư nên khi thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân có thể sử dụng thẻ căn cước để chứng minh các thông tin trên mà không cần phải sử dụng một số giấy tờ khác, giúp cho công dân thuận tiện khi giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các giao dịch dân sự, giúp cơ quan, tổ chức kiểm tra, khai thác các thông tin về công dân trong CSDLQG về dân cư.
BÌNH MINH
Các bản tin khác
- Mua nhà: chọn chung cư hay nhà mặt đất?
- “2018 đang khởi đầu rất đẹp!”
- Điểm mặt các kênh đầu tư hấp dẫn năm 2018
- Lãi suất vay mua nhà ở xã hội là 5%
- Quy hoạch dự án phải bám sát nhu cầu của cộng đồng
- “Cú hích” cho việc tăng tốc thu hút đầu tư vào Tây Bắc Đà Nẵng
- Đất nền 700 triệu - 1,3 tỷ đồng “tạo sóng” trên thị trường BĐS Đà Nẵng
- Kích thích đầu tư từ chính sách đất đai
- Những điểm cộng khiến Condotel TMS Đà Nẵng hấp dẫn nhà đầu tư
- Kim Long Nam ra mắt khách hàng Hà Nội 3 dự án “khủng” tại Đà Nẵng
- MB dành 5.000 tỷ đồng giảm lãi suất cho vay với 5 lĩnh vực ưu tiên
- Ra mắt khu nghỉ dưỡng Sheraton Grand Đà Nẵng Resort
- Dự đoán ‘ngôi hoàng’ của BĐS 2018
- Nhu cầu căn hộ vừa túi tiền theo chuẩn cao cấp gia tăng
- Vingroup nâng cấp toàn hệ thống Vinpearl lên chuẩn 5 sao quốc tế
- Du lịch càng phát triển, bất động sản nghỉ dưỡng càng hưởng lợi
- Hàn Quốc hỗ trợ Đà Nẵng phát triển đường sắt đô thị
- 3 luồng gió mới thổi vào bất động sản Việt Nam
- Thị trường bất động sản tiếp tục sáng
- 3 lưu ý khi đặt cọc mua nhà đất nếu bạn không muốn mất tiền oan