(PLO) - Chiều 4-6, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã trình Quốc hội dự án Luật Căn cước công dân (gồm 5 chương, 36 điều).
Đang ở tù cũng được cấp thẻ căn cước
Theo dự thảo Luật căn cước thì “thẻ căn cước” được cấp cho công dân ngay từ khi làm thủ tục khai sinh. Đồng thời, không quy định hạn chế người được cấp thẻ căn cước, kể cả người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình.
Nếu như trước đây, số CMND sẽ thay đổi khi công dân thay đổi nơi thường trú từ tỉnh này sang tỉnh khác nên rất khó quản lý và có thể trùng lặp lại ở người khác, thì nay dự thảo Luật quy định số định danh cá nhân (IP) được sử dụng làm số thẻ căn cước công dân, mỗi người chỉ có một số IP – một số thẻ căn cước được cấp sử dụng trọn đời từ khi khai sinh đến lúc khai tử, không thay đổi kể cả những trường hợp di chuyển cư trú từ vùng này sang vùng khác, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Số IP là mã số công dân gồm 12 số tự nhiên, được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư do Bộ Công an quản lý thống nhất trên toàn quốc, được cấp cho mỗi công dân VN và không lặp lại ở người khác.
Bỏ sổ hộ khẩu
Thẻ Căn cước công dân (thay thế cho tên gọi hiện nay là CMND) là giấy tờ tùy thân có giá trị chứng nhận căn cước của công dân VN, do cơ quan có thẩm quyền cấp từ CSDL căn cước công dân. Trên thẻ căn cước có thông tin về nơi thường trú của công dân, do đó sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng và tích hợp đầy đủ dữ liệu về công dân sẽ bỏ sổ hộ khẩu.
Trên thẻ căn cước có họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc..., các thông tin này được tích hợp từ CSDLQG về dân cư nên khi thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân có thể sử dụng thẻ căn cước để chứng minh các thông tin trên mà không cần phải sử dụng một số giấy tờ khác, giúp cho công dân thuận tiện khi giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các giao dịch dân sự, giúp cơ quan, tổ chức kiểm tra, khai thác các thông tin về công dân trong CSDLQG về dân cư.
BÌNH MINH
Các bản tin khác
- Xôn xao thông tin nhóm nhà đầu tư Nhật Bản rót tỷ đô vào địa ốc
- Daewon rút lui, đô thị lấn biển Đà Nẵng về tay đại gia Việt
- Hồn cốt Việt trong khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất Châu Á năm 2016
- “Mốt” lưu trú và giải trí thời thượng
- Xuất khẩu bất động sản: Bất động sản nghỉ dưỡng Sun Group chưa bao giờ hết nóng
- Nhất Nam Land bán thành công 200 lô đất biển Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: Chưa bắt đúng "sóng" để bán nhà cho Tây
- Giao đất để thực hiện hoàn vốn dự án BT Khu tái định cư Hòa Liên 5
- Mở bán căn hộ và biệt thự biển Phú Quốc với ưu đãi hấp dẫn
- Đà Nẵng đạt giải thưởng "Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á"
- Nhà đầu tư Nhật chọn lối đi tắt vào bất động sản
- Cần chấn chỉnh thị trường bất động sản giúp doanh nghiệp, người dân
- Biệt thự 30 tỷ: Không cần quảng cáo, chưa bán đã cháy hàng
- Ngân hàng dư tiền, hạ lãi suất, đến thời địa ốc thăng hoa?
- Bất động sản du lịch, giải trí nhìn từ dự án Cocobay Đà Nẵng
- Đặt tượng danh nhân theo tên đường
- Cam kết lợi nhuận 12%, Cocobay Đà Nẵng gây xôn xao thị trường
- Bất động sản nghỉ dưỡng vào cuộc đua “bình dân”
- Sức hút từ tổ hợp du lịch, giải trí
- Quy trình bàn giao căn hộ khách hàng nào cũng nên biết (P1)