Khu trụ sở bộ, ngành Trung ương sẽ tập trung tại khu trung tâm hồ Tây với quy mô khoảng 35 ha và khu Mễ Trì khoảng 30 ha...
Trụ sở mới của Bộ Ngoại giao đang được xây dựng tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, ngành thuộc Chính phủ và cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.
Theo đó, khu trụ sở tập trung sẽ được lập quy hoạch và xây dựng tại khu vực Tây Hồ Tây và khu Mễ Trì. Ranh giới cụ thể được xác định trong giai đoạn lập quy hoạch.
Để triển khai lập quy hoạch, Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện rà soát đánh giá thực trạng hệ thống trụ sở các bộ, ngành đồng thời xác định trụ sở cần phải di dời.
Về lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, khu trụ sở bộ, ngành Trung ương tập trung tại khu trung tâm hồ Tây với quy mô khoảng 35 ha và khu Mễ Trì với quy mô khoảng 30 ha, lựa chọn mô hình quy hoạch, đề xuất giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan sử dụng đất đai, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và lập hồ sơ quy hoạch theo quy định của pháp luật, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan tổ chức lập đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và trình duyệt theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, bố trí nguồn vốn, phê duyệt tổng dự toán chi phí lập quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và các hoạt động khác có liên quan.
Cuối tháng 5 vừa qua, Bộ Xây dựng cũng đã công bố và điều chỉnh quy hoạch xây dựng trung tâm chính trị Ba Đình với quy mô sau khi mở rộng lên tới 134,5 ha, trong đó một số bộ, ngành và nhiều hộ dân phải di dời đến nơi khác để xây khu trung tâm chính trị mới của Đảng và Nhà nước.
Trong khi đó, theo đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội mới đây, sẽ có 6 cơ quan dự kiến di dời về khu đô thị trung tâm Tây Hồ Tây, gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế.
Ngoài ra còn có 5 cơ quan dự kiến di dời về khu trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia, bao gồm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê.
Trong số các bộ phải di dời nói trên, cách đây chưa lâu, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục sử dụng trụ sở cũ tại 37 Lê Đại Hành nhằm tiết kiệm, tránh lãng phí ngân sách, trong khi cơ sở vật chất tại trụ sở hiện nay vẫn có thể sử dụng được trong nhiều năm nữa.
Bảo Anh
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
Các bản tin khác
- Phân biệt sổ trắng, sổ hồng và sổ đỏ
- Chờ đợi "cú hích lớn" trên thị trường vốn khu vực
- Rủi ro khi mua đất nền dự án chưa đủ điều kiện bán
- Xu hướng đầu tư bất động sản 2018: Góc nhìn từ chuyên gia
- Nhận bàn giao nhà, người mua cần chú ý điều gì?
- Ký gửi nhà đất là gì?
- Nhu cầu ở thực- từ khóa hot của thị trường BĐS 2018
- Cuộc chơi mới của các đại gia địa ốc
- Căn hộ Heritage Treasure Danang - vị trí đắt giá bên bờ sông Hàn
- Nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 5
- Có phải đất nền Đà Nẵng đang “bong bóng”?
- Nhiều nhà đầu tư Singapore đầu tư vào hạ tầng, bất động sản Đà Nẵng
- Dốc tiền tỷ mua biệt thự nghỉ dưỡng Đà Nẵng, khách hàng nên biết điều này
- Giữa cơn say đất nền, nhà đầu tư hãy biết tự bảo vệ túi tiền của mình
- Đà Nẵng trao bản ghi nhớ triển khai hợp tác với doanh nghiệp Singapore
- Shophouse trong các khu đô thị lớn thu hút nhà đầu tư
- Ngày 27-4, khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng 2018
- Môi giới đua nhau làm chủ đầu tư: Thực hư chuyện “hóa rồng”
- Hiện tượng sốt đất hiện nay sẽ không lặp lại kịch bản 10 năm trước
- Đặt đá gắn biển tên khu phố du lịch An Thượng