Khu trụ sở bộ, ngành Trung ương sẽ tập trung tại khu trung tâm hồ Tây với quy mô khoảng 35 ha và khu Mễ Trì khoảng 30 ha...
Trụ sở mới của Bộ Ngoại giao đang được xây dựng tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, ngành thuộc Chính phủ và cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.
Theo đó, khu trụ sở tập trung sẽ được lập quy hoạch và xây dựng tại khu vực Tây Hồ Tây và khu Mễ Trì. Ranh giới cụ thể được xác định trong giai đoạn lập quy hoạch.
Để triển khai lập quy hoạch, Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện rà soát đánh giá thực trạng hệ thống trụ sở các bộ, ngành đồng thời xác định trụ sở cần phải di dời.
Về lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, khu trụ sở bộ, ngành Trung ương tập trung tại khu trung tâm hồ Tây với quy mô khoảng 35 ha và khu Mễ Trì với quy mô khoảng 30 ha, lựa chọn mô hình quy hoạch, đề xuất giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan sử dụng đất đai, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và lập hồ sơ quy hoạch theo quy định của pháp luật, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan tổ chức lập đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và trình duyệt theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, bố trí nguồn vốn, phê duyệt tổng dự toán chi phí lập quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và các hoạt động khác có liên quan.
Cuối tháng 5 vừa qua, Bộ Xây dựng cũng đã công bố và điều chỉnh quy hoạch xây dựng trung tâm chính trị Ba Đình với quy mô sau khi mở rộng lên tới 134,5 ha, trong đó một số bộ, ngành và nhiều hộ dân phải di dời đến nơi khác để xây khu trung tâm chính trị mới của Đảng và Nhà nước.
Trong khi đó, theo đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội mới đây, sẽ có 6 cơ quan dự kiến di dời về khu đô thị trung tâm Tây Hồ Tây, gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế.
Ngoài ra còn có 5 cơ quan dự kiến di dời về khu trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia, bao gồm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê.
Trong số các bộ phải di dời nói trên, cách đây chưa lâu, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục sử dụng trụ sở cũ tại 37 Lê Đại Hành nhằm tiết kiệm, tránh lãng phí ngân sách, trong khi cơ sở vật chất tại trụ sở hiện nay vẫn có thể sử dụng được trong nhiều năm nữa.
Bảo Anh
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
Các bản tin khác
- Xôn xao thông tin nhóm nhà đầu tư Nhật Bản rót tỷ đô vào địa ốc
- Daewon rút lui, đô thị lấn biển Đà Nẵng về tay đại gia Việt
- Hồn cốt Việt trong khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất Châu Á năm 2016
- “Mốt” lưu trú và giải trí thời thượng
- Xuất khẩu bất động sản: Bất động sản nghỉ dưỡng Sun Group chưa bao giờ hết nóng
- Nhất Nam Land bán thành công 200 lô đất biển Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: Chưa bắt đúng "sóng" để bán nhà cho Tây
- Giao đất để thực hiện hoàn vốn dự án BT Khu tái định cư Hòa Liên 5
- Mở bán căn hộ và biệt thự biển Phú Quốc với ưu đãi hấp dẫn
- Đà Nẵng đạt giải thưởng "Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á"
- Nhà đầu tư Nhật chọn lối đi tắt vào bất động sản
- Cần chấn chỉnh thị trường bất động sản giúp doanh nghiệp, người dân
- Biệt thự 30 tỷ: Không cần quảng cáo, chưa bán đã cháy hàng
- Ngân hàng dư tiền, hạ lãi suất, đến thời địa ốc thăng hoa?
- Bất động sản du lịch, giải trí nhìn từ dự án Cocobay Đà Nẵng
- Đặt tượng danh nhân theo tên đường
- Cam kết lợi nhuận 12%, Cocobay Đà Nẵng gây xôn xao thị trường
- Bất động sản nghỉ dưỡng vào cuộc đua “bình dân”
- Sức hút từ tổ hợp du lịch, giải trí
- Quy trình bàn giao căn hộ khách hàng nào cũng nên biết (P1)