Chiều 19-6, với 79,52% số phiếu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) với 10 Chương, 133 Điều. Từ 1-1-2015, khi Luật Hôn nhân và Gia đình chính thức có hiệu lực, quan hệ hôn nhân gia đình sẽ có những quy định pháp lý điều chỉnh mới hoặc thay đổi khá lớn so với trước đây.
Tiêu biểu trong số đó là những điều khoản được Quốc hội biểu quyết riêng trước khi thông qua.
Đó là việc sửa đổi, bổ sung "Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình" (Điều 2). Bên cạnh việc tiếp tục khẳng định nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, Luật nhấn mạnh mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
Sau nhiều tranh luận, các đại biểu cũng thống nhất điều kiện kết hôn về tuổi riêng cho nam (đủ 20 tuổi trở lên) và nữ (đủ 18 tuổi trở lên) và tiếp tục khẳng định Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính (Điều 8).
Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) cũng pháp điển hóa việc sinh con bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản; điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Một nội dung đáng chú ý là chế độ tài sản trong hôn nhân, Luật mới chế định và quy định rõ hơn vấn đề tài sản riêng, tài sản chung của vợ, chồng; việc đưa tài sản riêng vào chung; việc đưa tài sản chung vào kinh doanh, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân...
Cũng trong buổi chiều nay, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật Hộ tịch.
Các ý kiến tập trung thảo luận những nội dung mới, có tính đột phá trong quản lý hộ tịch, như việc áp dụng số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu điện tử hộ tịch, các quy định liên quan đến đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư.
Chinhphu.vn
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay