VOV.VN -Các đại biểu đều tán thành quy định về phạm vi chịu trách nhiệm của công chứng viên đối với công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIII, sáng nay (20/6), các đại biểu Quốc hội làm việc ở hội trường biểu quyết thông qua Dự án Luật Công chứng sửa đổi và thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên họp.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Công chứng sửa đổi trình Quốc hội thông qua do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày nêu rõ: Các ý kiến phát biểu đều tán thành quy định về phạm vi chịu trách nhiệm của công chứng viên đối với công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản.
Có ý kiến băn khoăn về tính khả thi của quy định về nội dung này. Vì vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội cho giữ quy định về trách nhiệm của công chứng viên và thủ tục công chứng bản dịch như đã thể hiện trong Dự thảo Luật.
Toàn cảnh kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị không quy định “không vì mục đích lợi nhuận” là một trong các nguyên tắc hành nghề công chứng, bởi quy định này không khả thi và không phù hợp với thực tế; nếu không vì mục đích lợi nhuận thì sẽ khó thu hút mọi người đầu tư, thành lập văn phòng công chứng, ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng. Hơn nữa, các văn phòng công chứng được mở ra đều phải tự đầu tư để bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động do vậy không thể không tính đến yếu tố lợi nhuận trong hoạt động của mình.
Về người được miễn đào tạo nghề công chứng, ông Phan Trung Lý cho biết: Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, phạm vi đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng hiện nay là tương đối rộng và quy định này phù hợp với giai đoạn ban đầu của xã hội hóa nghề công chứng. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị chỉnh lý lại quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 10 theo hướng chỉ miễn đào tạo nghề công chứng cho người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 5 năm trở lên, tương đương với thời gian tối thiểu là 10 năm công tác tại các cơ quan tư pháp”.
Báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý Luật công chứng sửa đổi cũng khẳng định: Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật. Tiếp đó, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng sửa đổi.
Cũng trong sáng nay, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo chương trình chiều nay, Quốc hội làm việc tại hội trường thảo luận về Dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi)./.
Các bản tin khác
- Tháo gỡ vướng mắc cho người mua đất, nhà dự án
- Hoa mắt với cách tính lãi suất vay tiêu dùng
- Có nên mua nhà làm của để dành?
- Cuộc giằng co giữa cơ hội - rủi ro của thị trường địa ốc
- Ra mắt Trang thông tin điện tử về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng: Hơn 54 tỷ đồng đầu tư Công viên Thanh niên
- Bất động sản: Đón dòng tiền nước ngoài, kiều hối
- Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất
- Cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà trong các dự án bị cầm sổ đỏ
- Xem xét Dự án Công viên Thanh niên
- Thủ tướng chỉ thị lập kế hoạch sử dụng đất 2016- 2020
- Chuẩn bị 98 lô đất bố trí TĐC dự án Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Học Bác thì hãy lặng lẽ hiến dâng
- Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định nhiều vấn đề trọng đại
- Hủy quyết định hỗ trợ lãi suất 10% tiền sử dụng đất
- Ai hưởng lợi khi bỏ giao dịch địa ốc qua sàn
- Giá đất Đà Nẵng tăng mạnh nhất cả nước
- Thanh khoản thị trường bất động sản tăng gấp 3 lần
- Toàn cảnh Bảng giá đất năm 2015 của cả nước
- Tháo gỡ ách tắc trong mua bán chung cư