VOV.VN -Các đại biểu đều tán thành quy định về phạm vi chịu trách nhiệm của công chứng viên đối với công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIII, sáng nay (20/6), các đại biểu Quốc hội làm việc ở hội trường biểu quyết thông qua Dự án Luật Công chứng sửa đổi và thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên họp.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Công chứng sửa đổi trình Quốc hội thông qua do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày nêu rõ: Các ý kiến phát biểu đều tán thành quy định về phạm vi chịu trách nhiệm của công chứng viên đối với công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản.
Có ý kiến băn khoăn về tính khả thi của quy định về nội dung này. Vì vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội cho giữ quy định về trách nhiệm của công chứng viên và thủ tục công chứng bản dịch như đã thể hiện trong Dự thảo Luật.
Toàn cảnh kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị không quy định “không vì mục đích lợi nhuận” là một trong các nguyên tắc hành nghề công chứng, bởi quy định này không khả thi và không phù hợp với thực tế; nếu không vì mục đích lợi nhuận thì sẽ khó thu hút mọi người đầu tư, thành lập văn phòng công chứng, ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng. Hơn nữa, các văn phòng công chứng được mở ra đều phải tự đầu tư để bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động do vậy không thể không tính đến yếu tố lợi nhuận trong hoạt động của mình.
Về người được miễn đào tạo nghề công chứng, ông Phan Trung Lý cho biết: Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, phạm vi đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng hiện nay là tương đối rộng và quy định này phù hợp với giai đoạn ban đầu của xã hội hóa nghề công chứng. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị chỉnh lý lại quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 10 theo hướng chỉ miễn đào tạo nghề công chứng cho người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 5 năm trở lên, tương đương với thời gian tối thiểu là 10 năm công tác tại các cơ quan tư pháp”.
Báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý Luật công chứng sửa đổi cũng khẳng định: Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật. Tiếp đó, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng sửa đổi.
Cũng trong sáng nay, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo chương trình chiều nay, Quốc hội làm việc tại hội trường thảo luận về Dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi)./.
Các bản tin khác
- Phân biệt sổ trắng, sổ hồng và sổ đỏ
- Chờ đợi "cú hích lớn" trên thị trường vốn khu vực
- Rủi ro khi mua đất nền dự án chưa đủ điều kiện bán
- Xu hướng đầu tư bất động sản 2018: Góc nhìn từ chuyên gia
- Nhận bàn giao nhà, người mua cần chú ý điều gì?
- Ký gửi nhà đất là gì?
- Nhu cầu ở thực- từ khóa hot của thị trường BĐS 2018
- Cuộc chơi mới của các đại gia địa ốc
- Căn hộ Heritage Treasure Danang - vị trí đắt giá bên bờ sông Hàn
- Nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 5
- Có phải đất nền Đà Nẵng đang “bong bóng”?
- Nhiều nhà đầu tư Singapore đầu tư vào hạ tầng, bất động sản Đà Nẵng
- Dốc tiền tỷ mua biệt thự nghỉ dưỡng Đà Nẵng, khách hàng nên biết điều này
- Giữa cơn say đất nền, nhà đầu tư hãy biết tự bảo vệ túi tiền của mình
- Đà Nẵng trao bản ghi nhớ triển khai hợp tác với doanh nghiệp Singapore
- Shophouse trong các khu đô thị lớn thu hút nhà đầu tư
- Ngày 27-4, khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng 2018
- Môi giới đua nhau làm chủ đầu tư: Thực hư chuyện “hóa rồng”
- Hiện tượng sốt đất hiện nay sẽ không lặp lại kịch bản 10 năm trước
- Đặt đá gắn biển tên khu phố du lịch An Thượng