Ngày 20 tháng 6 năm 2014, dự án Luật công chứng (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 với tỷ lệ 90,16% đại biểu Quốc hội tán thành trên tổng số 90,56% đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp. Luật công chứng (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, với một số điểm mới cơ bản như sau:
- Phạm vi công chứng: Bên cạnh nhiệm vụ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, Luật công chứng (sửa đổi) giao lại cho công chứng viên quyền công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại (Khoản 1 Điều 2). Bên cạnh đó, công chứng viên cũng được giao nhiệm vụ chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản; việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực (Điều 78).
- Về công chứng viên, Luật công chứng (sửa đổi) quy định rõ hơn về địa vị pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của công chứng viên. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, Luật công chứng quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn công chứng viên, quy định thời gian đào tạo nghề công chứng là mười hai tháng; quy định người được miễn đào tạo nghề công chứng phải tham gia khóa bồi dưỡng trước khi đề nghị bổ nhiệm, được giảm một nửa thời gian tập sự và cũng phải tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; bổ sung quy định về bổ nhiệm lại; bổ sung một số quyền và nghĩa vụ đối với công chứng viên.
- Về tổ chức hành nghề công chứng, Luật quy định khuyến khích phát triển Văn phòng công chứng theo định hướng xã hội hóa, quy định việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, trong trường hợp không chuyển đổi được thì mới giải thể Phòng công chứng. Văn phòng công chứng phải do hai công chứng viên trở lên thành lập, được tổ chức và hoạt động hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Tên gọi của Văn phòng được đặt theo họ, tên của công chứng viên Trưởng Văn phòng hoặc một công chứng viên hợp danh. Văn phòng công chứng có quyền thuê công chứng viên làm việc theo hợp đồng, được chuyển nhượng, hợp nhất, sáp nhập…. Tổ chức hành nghề công chứng có quyền cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, có quyền ký hợp đồng với công chứng viên….. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc…
- Về tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Luật công chứng (sửa đổi) quy định một cách khái quát về vai trò, chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên và nghĩa vụ của công chứng viên trong việc tham gia tổ chức này. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên khi được thành lập sẽ thực hiện các nhiệm vụ do Điều lệ của tổ chức quy định cũng như các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động công chứng do Chính phủ giao phù hợp với quy mô và năng lực thực tế của tổ chức này trong từng thời kỳ.
- Về quản lý nhà nước, Luật công chứng (sửa đổi) phân định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công chứng phù hợp với nhiệm vụ được giao trong các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành. Nhiệm vụ quản lý được phân cấp phù hợp cho địa phương, tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoạt động công chứng trên địa bàn.
Nguyễn Thị Vân – Cục Bổ trợ tư pháp
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư pháp
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay