Không giống người dân 2 đô thị lớn Hà Nội và TP.HCM, những người dân ở khu vực miền Trung vẫn kiên định với quan điểm “nhà ở phải gắn với đất ở”.
Điều kiện mặt bằng còn rộng rãi cho phép giá đất nền ở các tỉnh miền Trung chưa cao.
Phân tích của nhiều nhà tư vấn cho thấy, có ít nhất 3 lý do để những người trẻ tuổi chưa dễ sở hữu nhà ở chung cư tại Đà Nẵng và miền Trung.
Thứ nhất, lượng đất nền tại khu vực này còn nhiều, cho phép người dân tự tin khai thác tốt. Thu nhập kinh tế tại khu vực cũng chưa quá cao để khiến giá nhà ở tăng vọt, thậm chí với Đà Nẵng, khu vực nội thị vẫn có các căn nhà có diện tích nhỏ giá rẻ dưới 600 triệu đồng/căn.
Tốc độ tăng trưởng đô thị hóa nơi đây đủ cho phép người dân tự tin tìm kiếm được những cơ hội mua nhà giá thấp hơn thị trường chung !
Nhà ở gắn chặt đất ở, kèm các yêu cầu tín ngưỡng, thờ tự... đã hằn sâu trong tâm lý người dân miền Trung bao đời qua.
Thứ hai, tâm lý xã hội miền Trung gắn chặt nhà với đất, cũng đồng nghĩa với các tập tục đời sống, tâm linh. Đơn cử nhiều người ở TP.HCM có thể ở nhà chung cư, căn hộ ghép… vì sống lao động tha hương; trong khi những người ở miền Trung vẫn mang tâm lý quê nhà, trong nhà phải đặt bát hương gia tiên.
“Thử hỏi có bao nhiêu căn hộ chung cư, nhà ở thương mại được thiết kế có vị trí đặt bàn thờ tại TP.HCM hay Hà Nội ?”. Câu hỏi này của 1 nhà tư vấn kiến trúc đặt ra đã khiến không ít người phải công nhận tư duy đất nền với cư dân miền Trung “là có lý”.
Thứ ba, vốn chưa bị áp lực nhà ở, chưa quen môi trường ở nhà chung cư có không gian sinh hoạt chung, người dân miền Trung lại càng không mặn mà với ý tưởng sở hữu các loại hình nhà ở thương mại liền kề. Thậm chí nhiều người còn đánh giá, ở các nhà chung cư chủ yếu là người nghèo khó, làm ăn không được, tạm bợ qua ngày mà thôi.
Hình ảnh nhà chung cư với họ, vì thế lại rất gần với dạng nhà ở tập thể thời bao cấp, hay các dạng nhà ổ chuột thuê mướn lụp xụp 1 thời, càng khiến tâm lý chọn đất nền thêm phổ biến.
Với 3 lý do đó, có thể hiểu vì sao quan niệm của người miền Trung vẫn xoay quanh vấn đề đất nền, nhà ở phải có quyền sở hữu đất… chứ không chấp nhận mô hình nhà ở thương mại, chung cư…
Điều này cắt nghĩa tại sao rất nhiều dự án nhà chung cư chất lượng, dự án nhà phố thương mại quy mô triển khai ở Đà Nẵng, Huế… lại không được người dân mặn mà quan tâm.
Bizlive
Các bản tin khác
- Tăng thời hạn sử dụng giấy phép lái xe
- Nguy cơ ế vốn tín dụng hỗ trợ bất động sản
- Công bố thành lập Ban Tiếp công dân thành phố
- Xác định tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng
- Đoàn công tác liên ngành khảo sát mô hình liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế tại Cộng hòa Algerie dân chủ và nhân dân
- Đề án Phát triển dịch vụ TP Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020: Phải rà soát và hoàn thiện các tiểu đề án
- Tiếp tục sử dụng sân Vận động Chi Lăng đến tháng 4/2015
- Dân mong sớm có đất tái định cư
- Dân công sở lại bắt đầu lướt sóng bất động sản
- “Nếu luật sửa như vậy, không ai dám giao nhà”
- 6 tồn tại của pháp luật về bất động sản
- Làm rõ cơ chế bảo vệ người mua nhà
- Ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất cho vay
- Nên mở rộng cửa cho người nước ngoài mua nhà
- Gỡ khó khăn về thuế cho doanh nghiệp
- Sẽ xây dựng chợ Hàn, chợ Cồn thành trung tâm thương mại lớn
- Đà Nẵng: Trên 80% hàng hóa tiêu thụ là hàng Việt
- Rủi ro khi mua nhà bằng giấy viết tay
- Luật Đất đai vào cuộc sống
- Xây sân bay Long Thành: Thiên thời - địa lợi - nhân hòa