Không giống người dân 2 đô thị lớn Hà Nội và TP.HCM, những người dân ở khu vực miền Trung vẫn kiên định với quan điểm “nhà ở phải gắn với đất ở”.
Điều kiện mặt bằng còn rộng rãi cho phép giá đất nền ở các tỉnh miền Trung chưa cao.
Phân tích của nhiều nhà tư vấn cho thấy, có ít nhất 3 lý do để những người trẻ tuổi chưa dễ sở hữu nhà ở chung cư tại Đà Nẵng và miền Trung.
Thứ nhất, lượng đất nền tại khu vực này còn nhiều, cho phép người dân tự tin khai thác tốt. Thu nhập kinh tế tại khu vực cũng chưa quá cao để khiến giá nhà ở tăng vọt, thậm chí với Đà Nẵng, khu vực nội thị vẫn có các căn nhà có diện tích nhỏ giá rẻ dưới 600 triệu đồng/căn.
Tốc độ tăng trưởng đô thị hóa nơi đây đủ cho phép người dân tự tin tìm kiếm được những cơ hội mua nhà giá thấp hơn thị trường chung !
Nhà ở gắn chặt đất ở, kèm các yêu cầu tín ngưỡng, thờ tự... đã hằn sâu trong tâm lý người dân miền Trung bao đời qua.
Thứ hai, tâm lý xã hội miền Trung gắn chặt nhà với đất, cũng đồng nghĩa với các tập tục đời sống, tâm linh. Đơn cử nhiều người ở TP.HCM có thể ở nhà chung cư, căn hộ ghép… vì sống lao động tha hương; trong khi những người ở miền Trung vẫn mang tâm lý quê nhà, trong nhà phải đặt bát hương gia tiên.
“Thử hỏi có bao nhiêu căn hộ chung cư, nhà ở thương mại được thiết kế có vị trí đặt bàn thờ tại TP.HCM hay Hà Nội ?”. Câu hỏi này của 1 nhà tư vấn kiến trúc đặt ra đã khiến không ít người phải công nhận tư duy đất nền với cư dân miền Trung “là có lý”.
Thứ ba, vốn chưa bị áp lực nhà ở, chưa quen môi trường ở nhà chung cư có không gian sinh hoạt chung, người dân miền Trung lại càng không mặn mà với ý tưởng sở hữu các loại hình nhà ở thương mại liền kề. Thậm chí nhiều người còn đánh giá, ở các nhà chung cư chủ yếu là người nghèo khó, làm ăn không được, tạm bợ qua ngày mà thôi.
Hình ảnh nhà chung cư với họ, vì thế lại rất gần với dạng nhà ở tập thể thời bao cấp, hay các dạng nhà ổ chuột thuê mướn lụp xụp 1 thời, càng khiến tâm lý chọn đất nền thêm phổ biến.
Với 3 lý do đó, có thể hiểu vì sao quan niệm của người miền Trung vẫn xoay quanh vấn đề đất nền, nhà ở phải có quyền sở hữu đất… chứ không chấp nhận mô hình nhà ở thương mại, chung cư…
Điều này cắt nghĩa tại sao rất nhiều dự án nhà chung cư chất lượng, dự án nhà phố thương mại quy mô triển khai ở Đà Nẵng, Huế… lại không được người dân mặn mà quan tâm.
Bizlive
Các bản tin khác
- Thị trường bất động sản: Lạc quan trong thận trọng
- Siết tín dụng bất động sản: Động thái cần thiết để thị trường phát triển bền vững
- Thế giới ước mơ và hạnh phúc qua màn trình diễn của đội Ý
- Bất động sản xoay chiều đầu tư
- Biệt thự trên không, khái niệm mới về nhà ở
- Chủ tịch nước Lệnh công bố 7 Luật
- Bất động sản miền Trung còn nhiều dư địa phát triển
- Nhà đầu tư ngoại nào đang dẫn đầu thị trường bất động sản Việt Nam?
- Gần 28 tỷ đồng xây bãi đỗ xe lắp ghép 6 tầng tại khu vực trung tâm thành phố
- GẶP MẶT NHÂN DỊP BÀ NGUYỄN VŨ MINH NGUYỆT ĐƯỢC PHONG TẶNG DANH HIỆU AHLLVTND
- Đà Nẵng qui hoạch lại 7 khu 'đất vàng' của các đại gia
- Doanh nghiệp chuyên doanh bất động sản đầu tiên ở Đà Nẵng lên sàn chứng khoán
- Đà Nẵng sẵn sàng cho tuần lễ GEF 6
- "Ma trận" sàn giao dịch bất động sản
- Bão vành đai (Bài cuối: Không nên đô thị hóa cưỡng bức)
- Đà Nẵng: Ra mắt liên minh doanh nghiệp bất động sản G3
- Rà soát các dự án đầu tư trọng điểm về giao thông
- Các tuyến đường thuộc dự án Khu dân cư bàu Gia Phước (Q. Sơn Trà): Chậm thi công do mặt bằng còn "vướng"
- Sẽ lập Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng
- Giải mã tại sao Liên Chiểu thu hút các nhà đầu tư lớn