Không giống người dân 2 đô thị lớn Hà Nội và TP.HCM, những người dân ở khu vực miền Trung vẫn kiên định với quan điểm “nhà ở phải gắn với đất ở”.
Điều kiện mặt bằng còn rộng rãi cho phép giá đất nền ở các tỉnh miền Trung chưa cao.
Phân tích của nhiều nhà tư vấn cho thấy, có ít nhất 3 lý do để những người trẻ tuổi chưa dễ sở hữu nhà ở chung cư tại Đà Nẵng và miền Trung.
Thứ nhất, lượng đất nền tại khu vực này còn nhiều, cho phép người dân tự tin khai thác tốt. Thu nhập kinh tế tại khu vực cũng chưa quá cao để khiến giá nhà ở tăng vọt, thậm chí với Đà Nẵng, khu vực nội thị vẫn có các căn nhà có diện tích nhỏ giá rẻ dưới 600 triệu đồng/căn.
Tốc độ tăng trưởng đô thị hóa nơi đây đủ cho phép người dân tự tin tìm kiếm được những cơ hội mua nhà giá thấp hơn thị trường chung !
Nhà ở gắn chặt đất ở, kèm các yêu cầu tín ngưỡng, thờ tự... đã hằn sâu trong tâm lý người dân miền Trung bao đời qua.
Thứ hai, tâm lý xã hội miền Trung gắn chặt nhà với đất, cũng đồng nghĩa với các tập tục đời sống, tâm linh. Đơn cử nhiều người ở TP.HCM có thể ở nhà chung cư, căn hộ ghép… vì sống lao động tha hương; trong khi những người ở miền Trung vẫn mang tâm lý quê nhà, trong nhà phải đặt bát hương gia tiên.
“Thử hỏi có bao nhiêu căn hộ chung cư, nhà ở thương mại được thiết kế có vị trí đặt bàn thờ tại TP.HCM hay Hà Nội ?”. Câu hỏi này của 1 nhà tư vấn kiến trúc đặt ra đã khiến không ít người phải công nhận tư duy đất nền với cư dân miền Trung “là có lý”.
Thứ ba, vốn chưa bị áp lực nhà ở, chưa quen môi trường ở nhà chung cư có không gian sinh hoạt chung, người dân miền Trung lại càng không mặn mà với ý tưởng sở hữu các loại hình nhà ở thương mại liền kề. Thậm chí nhiều người còn đánh giá, ở các nhà chung cư chủ yếu là người nghèo khó, làm ăn không được, tạm bợ qua ngày mà thôi.
Hình ảnh nhà chung cư với họ, vì thế lại rất gần với dạng nhà ở tập thể thời bao cấp, hay các dạng nhà ổ chuột thuê mướn lụp xụp 1 thời, càng khiến tâm lý chọn đất nền thêm phổ biến.
Với 3 lý do đó, có thể hiểu vì sao quan niệm của người miền Trung vẫn xoay quanh vấn đề đất nền, nhà ở phải có quyền sở hữu đất… chứ không chấp nhận mô hình nhà ở thương mại, chung cư…
Điều này cắt nghĩa tại sao rất nhiều dự án nhà chung cư chất lượng, dự án nhà phố thương mại quy mô triển khai ở Đà Nẵng, Huế… lại không được người dân mặn mà quan tâm.
Bizlive
Các bản tin khác
- Chùm ảnh đón năm mới 2018 trên thế giới
- Lãi suất cho vay hỗ trợ nhà năm 2018 là 5%/năm
- Vốn ngoại tăng tốc, tỷ USD chảy vào địa ốc
- 10 sự kiện kinh tế - xã hội nổi bật năm 2017
- 10 sự kiện thành phố Đà Nẵng năm 2017
- Bất động sản sôi động dịp cuối năm
- Thập kỷ tới sẽ là giai đoạn bùng nổ lớn nhất của thị trường bất động sản
- Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Đà Nẵng được đánh giá rất cao
- Tháo gỡ vướng mắc về thời hạn sử dụng đất sản xuất, kinh doanh
- Một số địa điểm vui chơi dịp Tết Dương lịch 2018
- Cú hích từ thị trường bất động sản cửa ngõ Đà Nẵng - Quảng Nam
- Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa: Người dân phải được hưởng lợi từ quy hoạch
- Năm 2017: Hơn 388.000 tỷ đồng đổ vào bất động sản
- Cuối năm, quay cuồng cùng đất nền
- Những điều cần biết về thị trường ô tô Việt Nam từ ngày 1-1-2018
- Tính pháp lý của condotel sắp được "giải cứu"?
- Phát triển Đô thị Đà Nẵng bền vững và có tính cạnh tranh cao
- 10 Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2018
- Chủ đầu tư "ăn gian" diện tích bị phạt đến 300 triệu đồng, phạt 100 triệu đồng nếu "chây ỳ" bàn giao quỹ bảo trì
- Mở bán đợt 1 căn hộ Monarchy B Đà Nẵng – Ngọc sáng sông Hàn