Không giống người dân 2 đô thị lớn Hà Nội và TP.HCM, những người dân ở khu vực miền Trung vẫn kiên định với quan điểm “nhà ở phải gắn với đất ở”.
Điều kiện mặt bằng còn rộng rãi cho phép giá đất nền ở các tỉnh miền Trung chưa cao.
Phân tích của nhiều nhà tư vấn cho thấy, có ít nhất 3 lý do để những người trẻ tuổi chưa dễ sở hữu nhà ở chung cư tại Đà Nẵng và miền Trung.
Thứ nhất, lượng đất nền tại khu vực này còn nhiều, cho phép người dân tự tin khai thác tốt. Thu nhập kinh tế tại khu vực cũng chưa quá cao để khiến giá nhà ở tăng vọt, thậm chí với Đà Nẵng, khu vực nội thị vẫn có các căn nhà có diện tích nhỏ giá rẻ dưới 600 triệu đồng/căn.
Tốc độ tăng trưởng đô thị hóa nơi đây đủ cho phép người dân tự tin tìm kiếm được những cơ hội mua nhà giá thấp hơn thị trường chung !
Nhà ở gắn chặt đất ở, kèm các yêu cầu tín ngưỡng, thờ tự... đã hằn sâu trong tâm lý người dân miền Trung bao đời qua.
Thứ hai, tâm lý xã hội miền Trung gắn chặt nhà với đất, cũng đồng nghĩa với các tập tục đời sống, tâm linh. Đơn cử nhiều người ở TP.HCM có thể ở nhà chung cư, căn hộ ghép… vì sống lao động tha hương; trong khi những người ở miền Trung vẫn mang tâm lý quê nhà, trong nhà phải đặt bát hương gia tiên.
“Thử hỏi có bao nhiêu căn hộ chung cư, nhà ở thương mại được thiết kế có vị trí đặt bàn thờ tại TP.HCM hay Hà Nội ?”. Câu hỏi này của 1 nhà tư vấn kiến trúc đặt ra đã khiến không ít người phải công nhận tư duy đất nền với cư dân miền Trung “là có lý”.
Thứ ba, vốn chưa bị áp lực nhà ở, chưa quen môi trường ở nhà chung cư có không gian sinh hoạt chung, người dân miền Trung lại càng không mặn mà với ý tưởng sở hữu các loại hình nhà ở thương mại liền kề. Thậm chí nhiều người còn đánh giá, ở các nhà chung cư chủ yếu là người nghèo khó, làm ăn không được, tạm bợ qua ngày mà thôi.
Hình ảnh nhà chung cư với họ, vì thế lại rất gần với dạng nhà ở tập thể thời bao cấp, hay các dạng nhà ổ chuột thuê mướn lụp xụp 1 thời, càng khiến tâm lý chọn đất nền thêm phổ biến.
Với 3 lý do đó, có thể hiểu vì sao quan niệm của người miền Trung vẫn xoay quanh vấn đề đất nền, nhà ở phải có quyền sở hữu đất… chứ không chấp nhận mô hình nhà ở thương mại, chung cư…
Điều này cắt nghĩa tại sao rất nhiều dự án nhà chung cư chất lượng, dự án nhà phố thương mại quy mô triển khai ở Đà Nẵng, Huế… lại không được người dân mặn mà quan tâm.
Bizlive
Các bản tin khác
- Xôn xao thông tin nhóm nhà đầu tư Nhật Bản rót tỷ đô vào địa ốc
- Daewon rút lui, đô thị lấn biển Đà Nẵng về tay đại gia Việt
- Hồn cốt Việt trong khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất Châu Á năm 2016
- “Mốt” lưu trú và giải trí thời thượng
- Xuất khẩu bất động sản: Bất động sản nghỉ dưỡng Sun Group chưa bao giờ hết nóng
- Nhất Nam Land bán thành công 200 lô đất biển Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: Chưa bắt đúng "sóng" để bán nhà cho Tây
- Giao đất để thực hiện hoàn vốn dự án BT Khu tái định cư Hòa Liên 5
- Mở bán căn hộ và biệt thự biển Phú Quốc với ưu đãi hấp dẫn
- Đà Nẵng đạt giải thưởng "Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á"
- Nhà đầu tư Nhật chọn lối đi tắt vào bất động sản
- Cần chấn chỉnh thị trường bất động sản giúp doanh nghiệp, người dân
- Biệt thự 30 tỷ: Không cần quảng cáo, chưa bán đã cháy hàng
- Ngân hàng dư tiền, hạ lãi suất, đến thời địa ốc thăng hoa?
- Bất động sản du lịch, giải trí nhìn từ dự án Cocobay Đà Nẵng
- Đặt tượng danh nhân theo tên đường
- Cam kết lợi nhuận 12%, Cocobay Đà Nẵng gây xôn xao thị trường
- Bất động sản nghỉ dưỡng vào cuộc đua “bình dân”
- Sức hút từ tổ hợp du lịch, giải trí
- Quy trình bàn giao căn hộ khách hàng nào cũng nên biết (P1)