Dù nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay cá nhân, nhưng việc vay tiền để xây nhà hay sửa chữa lớn cũng không hề đơn giản.
|
Đầu tháng 7, chị Nga, ngụ Q.7, TP.HCM, đến một số ngân hàng (NH) để tìm hiểu thủ tục và lãi suất (LS) cho vay xây nhà. Hầu hết các NH đưa ra LS 8 - 9%/năm trong 3 - 6 tháng đầu tiên, sau đó LS sẽ thả nổi và điều chỉnh theo thị trường. Cũng có NH đưa ra mức LS cố định 10,5 - 11,5%/năm cho 6 hoặc 9 tháng tiếp theo của năm đầu vay vốn. Tính chung, LS vay để xây dựng, sửa nhà trong năm đầu tiên từ 8 - 11,5%, nhưng điều quan trọng là LS trong những năm tiếp theo cụ thể ra sao thì không NH nào đưa ra câu trả lời chính xác, mà tùy thuộc thị trường và quy định LS của từng NH.
Với khoản vay dự định 700 triệu đồng trong thời gian 7 năm, LS 6 tháng đầu tiên là 8%/năm thì số tiền gốc chị Nga phải trả là 8,33 triệu đồng/tháng và tiền lãi 4,67 triệu đồng/tháng, tổng cộng 13 triệu đồng/tháng. “Ngán nhất là sau khi vay xong, LS bị điều chỉnh tăng mạnh lên 15 - 16%/năm thì sẽ bị đuối ngay. Vì mức thu nhập hằng tháng của vợ chồng mình nếu mức trả nợ 13 triệu đồng/tháng thì thu xếp được, còn LS tăng mạnh đội mức trả lên 16 - 17 triệu đồng/tháng sẽ không kham nổi. Mà thời hạn vay càng dài thì biến động về LS càng không thể dự báo được”, chị Nga lo lắng.
Thực tế, mỗi NH quy định thời gian điều chỉnh LS trong hợp đồng cho vay khác nhau, thông thường là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Theo nhiều nhân viên tư vấn, người vay nên chọn thời gian điều chỉnh LS càng dài càng tốt, nhằm đỡ phải hồi hộp vì LS biến động. Hơn nữa, một số NH đưa ra biểu LS khác nhau, nếu kỳ hạn điều chỉnh LS càng ngắn thì LS càng cao.
Bên cạnh đó, khoản vay xây, sửa nhà thời gian thường kéo dài 5 - 10 năm. Nhiều khách hàng sau một thời gian tích lũy đủ trả hết nợ trước hạn, muốn tất toán hợp đồng thì các NH đều thu phí trả nợ trước hạn với mức phí từ 2 - 4%/số nợ gốc còn lại. Vì vậy, người vay nên tìm hiểu và thỏa thuận kỹ với NH về điều kiện điều chỉnh LS hay phí trả nợ trước hạn để tránh việc bị mất thêm tiền.
Thủ tục vay tiền Muốn vay xây, sửa nhà, người vay cần có giấy tờ nhân thân (gồm hộ khẩu, CMND và giấy đăng ký kết hôn nếu đã lập gia đình); bộ giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp (thông thường nhiều người sẽ thế chấp bằng sổ đỏ của mảnh đất xây nhà); giấy phép xây dựng (có NH còn yêu cầu thêm hợp đồng xây dựng với đơn vị thi công); hợp đồng lao động và sao kê tài khoản lương nếu đi làm nhận lương qua tài khoản NH, trong trường hợp tự kinh doanh ở nhà thì phải có giấy phép kinh doanh... Điều quan trọng nhất để NH quyết định cho vay là ngoài giá trị tài sản thế chấp, người vay phải chứng minh được thu nhập hằng tháng đủ đảm bảo khả năng trả nợ. |
Thảo Vy
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- Doanh nghiệp địa ốc tránh “làm tất, ăn cả”
- Ngân hàng bảo lãnh giao dịch BĐS - Có khả thi?
- TS. Nguyễn Trí Hiếu: “Bất động sản là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong năm 2015”
- Đất Xanh 'bắt tay' Vietinbank triển khai hàng loạt dự án bất động sản
- Đầu cơ bất động sản tái xuất trước Tết
- Kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh Quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030
- Ngày 21-1, giao lưu trực tuyến giá đất tăng, đóng thuế ra sao?
- Sẽ sớm có nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở
- Thâu tóm bất động sản: Vì sao nhà đầu tư Việt “mạnh tay”?
- Vay gói 30.000 tỉ đồng: Không khó!
- Xây dựng người Đà Nẵng văn hóa, văn minh
- Không có chuyện luật cởi mở, nghị định thắt
- Thị trường BĐS TPHCM trên đà phục hồi
- Phố đêm 9 con thuyền, rộng 12.000 m2 bên bờ sông Hàn
- Bất động sản nhúc nhích: Người mua đừng theo phong trào
- “Cháy hàng” căn hộ nhà ở xã hội
- Đà Nẵng bán hơn 1.000 căn hộ nhà ở xã hội
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Thành ủy Đà Nẵng
- Chiến lược cho sự "chuyển mình mạnh mẽ" của bất động sản 2015
- Đầu cơ bất động sản tái xuất trước Tết