Dù nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay cá nhân, nhưng việc vay tiền để xây nhà hay sửa chữa lớn cũng không hề đơn giản.
|
Đầu tháng 7, chị Nga, ngụ Q.7, TP.HCM, đến một số ngân hàng (NH) để tìm hiểu thủ tục và lãi suất (LS) cho vay xây nhà. Hầu hết các NH đưa ra LS 8 - 9%/năm trong 3 - 6 tháng đầu tiên, sau đó LS sẽ thả nổi và điều chỉnh theo thị trường. Cũng có NH đưa ra mức LS cố định 10,5 - 11,5%/năm cho 6 hoặc 9 tháng tiếp theo của năm đầu vay vốn. Tính chung, LS vay để xây dựng, sửa nhà trong năm đầu tiên từ 8 - 11,5%, nhưng điều quan trọng là LS trong những năm tiếp theo cụ thể ra sao thì không NH nào đưa ra câu trả lời chính xác, mà tùy thuộc thị trường và quy định LS của từng NH.
Với khoản vay dự định 700 triệu đồng trong thời gian 7 năm, LS 6 tháng đầu tiên là 8%/năm thì số tiền gốc chị Nga phải trả là 8,33 triệu đồng/tháng và tiền lãi 4,67 triệu đồng/tháng, tổng cộng 13 triệu đồng/tháng. “Ngán nhất là sau khi vay xong, LS bị điều chỉnh tăng mạnh lên 15 - 16%/năm thì sẽ bị đuối ngay. Vì mức thu nhập hằng tháng của vợ chồng mình nếu mức trả nợ 13 triệu đồng/tháng thì thu xếp được, còn LS tăng mạnh đội mức trả lên 16 - 17 triệu đồng/tháng sẽ không kham nổi. Mà thời hạn vay càng dài thì biến động về LS càng không thể dự báo được”, chị Nga lo lắng.
Thực tế, mỗi NH quy định thời gian điều chỉnh LS trong hợp đồng cho vay khác nhau, thông thường là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Theo nhiều nhân viên tư vấn, người vay nên chọn thời gian điều chỉnh LS càng dài càng tốt, nhằm đỡ phải hồi hộp vì LS biến động. Hơn nữa, một số NH đưa ra biểu LS khác nhau, nếu kỳ hạn điều chỉnh LS càng ngắn thì LS càng cao.
Bên cạnh đó, khoản vay xây, sửa nhà thời gian thường kéo dài 5 - 10 năm. Nhiều khách hàng sau một thời gian tích lũy đủ trả hết nợ trước hạn, muốn tất toán hợp đồng thì các NH đều thu phí trả nợ trước hạn với mức phí từ 2 - 4%/số nợ gốc còn lại. Vì vậy, người vay nên tìm hiểu và thỏa thuận kỹ với NH về điều kiện điều chỉnh LS hay phí trả nợ trước hạn để tránh việc bị mất thêm tiền.
Thủ tục vay tiền Muốn vay xây, sửa nhà, người vay cần có giấy tờ nhân thân (gồm hộ khẩu, CMND và giấy đăng ký kết hôn nếu đã lập gia đình); bộ giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp (thông thường nhiều người sẽ thế chấp bằng sổ đỏ của mảnh đất xây nhà); giấy phép xây dựng (có NH còn yêu cầu thêm hợp đồng xây dựng với đơn vị thi công); hợp đồng lao động và sao kê tài khoản lương nếu đi làm nhận lương qua tài khoản NH, trong trường hợp tự kinh doanh ở nhà thì phải có giấy phép kinh doanh... Điều quan trọng nhất để NH quyết định cho vay là ngoài giá trị tài sản thế chấp, người vay phải chứng minh được thu nhập hằng tháng đủ đảm bảo khả năng trả nợ. |
Thảo Vy
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- 5.400 hợp đồng được ký kết tại Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng
- Dự án khu đô thị Đa Phước được thi công trở lại
- Điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp
- Chọn địa điểm mới xây dựng Trung tâm Hành chính quận Sơn Trà
- Khinh khí cầu rực sáng bầu trời trong đêm khai mạc pháo hoa
- Khai mạc triển lãm quốc tế Vietbuild và Liên hoan Kiến trúc Việt Nam 2017
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang kiểm tra công tác chuẩn bị APEC 2017 tại Đà Nẵng
- Làn sóng đầu tư cho thuê bất động sản thống lĩnh thị trường
- Người nước ngoài, người Việt định cư ở nước ngoài sở hữu bất động sản tăng mạnh
- Sớm tháo gỡ khó khăn trong cấp sổ đỏ
- Căn hộ khách sạn Đà Nẵng hấp dẫn nhà đầu tư
- Kêu gọi đầu tư dự án tổ hợp công trình phục vụ lễ hội pháo hoa
- Đến Sun World Ba Na Hills, chiêm ngưỡng thiên đường hoa khoe sắc
- Đà Nẵng đề nghị tách huyện Hòa Vang thành 2 quận
- Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phân khu Khu vực phía Đông Nam
- Phác thảo Quảng trường trung tâm Đà Nẵng: Điểm nhấn kiến trúc của trái tim đô thị
- Điều chỉnh quy hoạch nhiều dự án
- Quy hoạch phân khu phía đông nam thành phố
- Địa ốc Đà Nẵng hưởng lợi từ quy hoạch đồng bộ
- Mua nhà đất bằng vi bằng: Nhiều rủi ro!