(Chinhphu.vn) - Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Nguyễn Ngọc Ngà (TP. Hồ Chí Minh) phản ánh về sự không thống nhất trong việc thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại một số địa phương.
Ảnh minh họa |
Theo phản ánh của bà Ngà, khi mua nhà đất tại TP. Hồ Chí Minh, bà Ngà thường tự đi công chứng. Sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế, bà mới phải nộp đầy đủ giấy tờ tùy thân của cả vợ và chồng, giấy đăng ký kết hôn và hộ khẩu. Sau đó, UBND cấp quận sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) có tên vợ chồng bà Ngà. Khi thực hiện các thủ tục này, các cơ quan đều không yêu cầu chồng của bà phải có mặt.
Vừa qua, bà Ngà về quê ở tỉnh An Giang. Tại đây, bà Ngà đi công chứng một hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Tuy nhiên, nhân viên của Văn phòng công chứng yêu cầu chồng của bà phải có mặt nếu bà Ngà không có Giấy xác nhận độc thân hoặc giấy cam kết tài sản riêng.
Theo giải thích của nhân viên văn phòng công chứng, đây là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, là tài sản chung nên chồng của bà phải có mặt hoặc bà phải về TP. Hồ Chí Minh làm giấy ủy quyền.
Để đảm bảo tính thống nhất và tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính này, bà Ngà đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn.
Về vấn đề bà Ngà kiến nghị, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Công chứng năm 2006 thì người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm các giấy tờ:
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu.
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch.
- Bản sao giấy tờ tùy thân.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó.
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Căn cứ quy định trên, ngoài 4 loại giấy tờ phải có, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Do vậy, tùy từng trường hợp cụ thể, khi tiếp nhận, xem xét hồ sơ yêu cầu công chứng, công chứng viên sẽ đề nghị người yêu cầu công chứng cung cấp bản sao các loại giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng.
Chinhphu.vn
Các bản tin khác
- 9 tín hiệu giúp vơi bớt ám ảnh bong bóng bất động sản
- Thị trường căn hộ tháng 11: Chạy đua cuối năm
- Thị trường bất động sản Việt Nam phát triển chưa bền vững
- Bế mạc kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016: Phát huy sức mạnh đồng thuận, xây dựng TP phát triển bền vững
- Đường Lê Hồng Phong: Yêu Đà Nẵng từ những con phố nhỏ
- College Town Đà Nẵng: Vùng tri thức - Vùng đầu tư tiềm năng
- Danh tính "Top 10 khu đô thị đáng sống nhất Việt Nam"
- Người Việt mua ô tô tăng cao 'chóng mặt'
- Quy hoạch kiến trúc cảnh quan bờ sông Hàn: cần cân nhắc kỹ lưỡng
- TP.HCM: Kiến nghị cho quận huyện được cấp giấy chứng nhận
- Giao lưu trực tuyến về việc cấp giấy CMND 12 số
- Ngân hàng phải sớm có quy trình cấp bảo lãnh bất động sản
- Ngập tràn quảng cáo nhà đất sai sự thật
- UBND TP Đà Nẵng trả lời một số ý kiến bức xúc của cử tri trước kỳ họp thứ 15 HĐND TP Khóa VIII
- Nhà đất Đà Nẵng “sốt” do quỹ đất nội đô khan hiếm
- Bất động sản 'xả hàng'
- Ghi diện tích trên sổ đỏ chung cư thế nào?
- Đô thị sinh thái làm nóng bất động sản Đà Nẵng
- TP.HCM: Từ 7-12-2015 sẽ không còn cấp CMND 9 số cũ
- Đường Lê Hồng Phong: Yêu Đà Nẵng từ những con phố nhỏ