(Chinhphu.vn) - Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Nguyễn Ngọc Ngà (TP. Hồ Chí Minh) phản ánh về sự không thống nhất trong việc thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại một số địa phương.
Ảnh minh họa |
Theo phản ánh của bà Ngà, khi mua nhà đất tại TP. Hồ Chí Minh, bà Ngà thường tự đi công chứng. Sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế, bà mới phải nộp đầy đủ giấy tờ tùy thân của cả vợ và chồng, giấy đăng ký kết hôn và hộ khẩu. Sau đó, UBND cấp quận sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) có tên vợ chồng bà Ngà. Khi thực hiện các thủ tục này, các cơ quan đều không yêu cầu chồng của bà phải có mặt.
Vừa qua, bà Ngà về quê ở tỉnh An Giang. Tại đây, bà Ngà đi công chứng một hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Tuy nhiên, nhân viên của Văn phòng công chứng yêu cầu chồng của bà phải có mặt nếu bà Ngà không có Giấy xác nhận độc thân hoặc giấy cam kết tài sản riêng.
Theo giải thích của nhân viên văn phòng công chứng, đây là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, là tài sản chung nên chồng của bà phải có mặt hoặc bà phải về TP. Hồ Chí Minh làm giấy ủy quyền.
Để đảm bảo tính thống nhất và tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính này, bà Ngà đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn.
Về vấn đề bà Ngà kiến nghị, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Công chứng năm 2006 thì người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm các giấy tờ:
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu.
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch.
- Bản sao giấy tờ tùy thân.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó.
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Căn cứ quy định trên, ngoài 4 loại giấy tờ phải có, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Do vậy, tùy từng trường hợp cụ thể, khi tiếp nhận, xem xét hồ sơ yêu cầu công chứng, công chứng viên sẽ đề nghị người yêu cầu công chứng cung cấp bản sao các loại giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng.
Chinhphu.vn
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay