Chiều ngày 14/7/2014, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã chủ trì tổ chức cuộc họp để triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25/4/2014 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở nhằm kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. Cuộc họp có sự tham gia của đông đảo đại biểu đến từ các Bộ, ngành, tổ chức gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, các tổ chức hành nghề công chứng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội.
Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung phản ánh về một số vấn đề làm ảnh hưởng đến quá trình thực thi Thông tư: (i) một là, trong khâu tổ chức thực hiện, các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vẫn chưa chủ động nghiên cứu, triển khai thực hiện việc đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo yêu cầu của tổ chức tín dụng theo hướng dẫn của Thông tư; (ii) hai là, cách hiểu, áp dụng của các chủ thể có liên quan đến quy định của Thông tư vẫn chưa thống nhất (ví dụ như: Thủ tục chuyển tiếp đăng ký thế chấp, việc lập hồ sơ đăng ký thế chấp và thay đổi nội dung đăng ký thế chấp, việc trao đổi thông tin giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất với Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản, việc xử lý tài sản bảo đảm là nhà biệt thự, nhà liền kề hình thành trong tương lai...).
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của Lãnh đạo đơn vị thuộc các Bộ có liên quan, ý kiến của các đại biểu dự họp, ông Hồ Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã giải đáp cụ thể những vướng mắc liên quan đến cách hiểu, cách áp dụng Thông tư liên tịch nêu trên. Ngoài ra, ông Hồ Quang Huy cũng khẳng định, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm với vai trò là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ các ý kiến phản ánh tại cuộc họp, chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng để báo cáo, tham mưu với Lãnh đạo các Bộ liên quan sớm có văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, cũng như tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp để văn bản được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên thực tế.
Nguyễn Hoa - Cục Đăng ký QGGDBĐ
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư Pháp
Các bản tin khác
- Nhiều dự án lớn, bất động sản Đà Nẵng thêm sức hút
- 7 lưu ý phong thủy để hút tài lộc vào nhà trong năm mới
- Cảnh giác “bong bóng” bất động sản 2017
- Dự báo sốc 2017: Căn hộ càng đắt càng tăng giá mạnh
- Empire Group hợp tác chiến lược với 2 tập đoàn quản trị khách sạn Mỹ và Pháp
- Đầu tư trong nước tăng mạnh
- Định vị “thành phố đáng sống” qua những dự án bất động sản
- Sẽ không dùng tiền mặt để mua bán bất động sản
- Nhiều dự án lớn, bất động sản Đà Nẵng thêm sức hút
- ‘Rút hầu bao’mua nhà năm 2017: Những cảnh báo không thừa
- Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
- Sau Lào, TQ, Mỹ có ý định mở Tổng lãnh sự ở Đà Nẵng
- Dự án Blooming Tower Đà Nẵng dự kiến hoàn thành tòa tháp thứ nhất vào quý III/2017
- Sở hữu Boutique Hotel, thu về tiền tỷ lợi nhuận mỗi năm
- Xu hướng sống ở ngoại thành đang dần lên ngôi
- Empire Group sắp vận hành chuỗi Boutique Hotel Cocobay
- Bất động sản 2017: Đất nền vùng ven sẽ tiếp tục nóng?
- Chuyên gia Savills: Năm 2017, nhà ở giá rẻ sẽ lên ngôi
- Dòng chảy tín dụng nào cho bất động sản?
- Nhìn lại 10 sự kiện bất động sản đáng chú ý trong năm 2016