Chiều ngày 14/7/2014, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã chủ trì tổ chức cuộc họp để triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25/4/2014 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở nhằm kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. Cuộc họp có sự tham gia của đông đảo đại biểu đến từ các Bộ, ngành, tổ chức gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, các tổ chức hành nghề công chứng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội.
Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung phản ánh về một số vấn đề làm ảnh hưởng đến quá trình thực thi Thông tư: (i) một là, trong khâu tổ chức thực hiện, các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vẫn chưa chủ động nghiên cứu, triển khai thực hiện việc đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo yêu cầu của tổ chức tín dụng theo hướng dẫn của Thông tư; (ii) hai là, cách hiểu, áp dụng của các chủ thể có liên quan đến quy định của Thông tư vẫn chưa thống nhất (ví dụ như: Thủ tục chuyển tiếp đăng ký thế chấp, việc lập hồ sơ đăng ký thế chấp và thay đổi nội dung đăng ký thế chấp, việc trao đổi thông tin giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất với Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản, việc xử lý tài sản bảo đảm là nhà biệt thự, nhà liền kề hình thành trong tương lai...).
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của Lãnh đạo đơn vị thuộc các Bộ có liên quan, ý kiến của các đại biểu dự họp, ông Hồ Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã giải đáp cụ thể những vướng mắc liên quan đến cách hiểu, cách áp dụng Thông tư liên tịch nêu trên. Ngoài ra, ông Hồ Quang Huy cũng khẳng định, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm với vai trò là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ các ý kiến phản ánh tại cuộc họp, chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng để báo cáo, tham mưu với Lãnh đạo các Bộ liên quan sớm có văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, cũng như tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp để văn bản được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên thực tế.
Nguyễn Hoa - Cục Đăng ký QGGDBĐ
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư Pháp
Các bản tin khác
- Căn hộ 50m² cho gia đình 3 người "không góc chết" đẹp như phòng khách sạn ở Đà Nẵng
- “Sóng ngầm” Boutique Hotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng
- Xây dựng Đà Nẵng xứng tầm trung tâm miền Trung - Tây Nguyên
- Đây là lý do các “ông lớn” BĐS Vingroup, Sungroup, FLC…dồn dập rót nghìn tỷ vào các khu nghỉ dưỡng 5 sao
- Đầu tư 350 tỷ đồng xây dựng Trung tâm hội nghị và triển lãm phục vụ Apec 2017
- Những lợi thế của dự án Cocobay Đà Nẵng
- Phân khúc đất nền bắt đầu ‘tăng nhiệt’
- Giao dịch 100 lô đất sát biển Đà Nẵng sau 10 phút mở bán
- Kinh nghiệm đắt giá cho người trẻ khi mua nhà
- Tháng 4-2017, hoàn thành trung tâm hội nghị phục vụ APEC
- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình đã được bố trí kế hoạch vốn 2016
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Thừa thắng xông lên
- Boutique Hotel ở CocoBay Đà Nẵng: Bùng nổ xu hướng đầu tư mới
- Tuyển phương án thiết kế công trình giao thông vượt sông Hàn
- 11 đề xuất giải pháp xây cầu qua sông Hàn
- Cocobay Đà Nẵng – tâm điểm đầu tư 2016
- InterContinental Đà Nẵng - khu nghỉ dưỡng khách sạn tốt nhất Châu Á - Thái Bình Dương
- Phát triển Cẩm Lệ thành đô thị vệ tinh của TP Đà Nẵng
- Những loại hợp đồng giao dịch bất động sản phổ biến bắt buộc phải công chứng
- Coco Garden Bay Hotel& Joy hút nhà đầu tư