(Xây dựng) - Việc thực hiện đồng bộ, kiên định các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH) đã đạt được những kết quả khả quan. Thị trường BĐS tiếp tục có những chuyển biến tích cực...
Theo đánh giá 6 tháng đầu năm 2014 của Bộ Xây dựng, thị trường BĐS tiếp tục đà phục hồi tích cực, giá nhà ở ổn định, một số dự án căn hộ tại các vị trí đẹp gần trung tâm, đã xây dựng xong hoặc tiến độ xây dựng tốt tăng giá nhẹ, giao dịch tăng ở cả 2 TP lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Tình hình thị trường BĐS chuyển biến tích cực từ cuối năm 2013 đến nay cho thấy, những chính sách của Nhà nước đối với nhà ở và thị trường BĐS đã đạt được nhiều mục tiêu như: giảm hàng tồn kho BĐS, từng bước khắc phục lệch pha cung - cầu, phát triển ổn định thị trường, góp phần khôi phục kinh tế, cải thiện chỗ ở cho người dân và đảm bảo an sinh xã hội…
Do tình hình thị trường có chuyển biến tốt nên một số dự án nhà ở tạm ngừng trước đây thì hiện nay đang được triển khai trở lại và tiếp tục mở bán. Nguồn cung hàng hóa nhà ở tại TP.HCM và Hà Nội hiện nay khá lớn và đa dạng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Nhiều sản phẩm nhà ở đã xây xong, sẵn sàng bàn giao cho người mua.
Trong đó, thị trường phục hồi thể hiện qua việc giá cả tương đối ổn định (không tiếp tục giảm sâu, một số dự án có giá tăng nhẹ). Lượng giao dịch tăng. Tồn kho BĐS tiếp tục giảm. Cơ cấu hàng hóa BĐS chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tăng trưởng tín dụng BĐS cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung, vốn FDI tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực BĐS.
Về mặt bằng giá cả nhà ở, nhìn chung là ổn định. Nhiều dự án khu vực phía Tây Hà Nội giai đoạn 2011-2013 giá đã giảm sâu (trên 30%), thì trong 6 tháng qua giá đã ổn định và không giảm tiếp. Một số dự án có vị trí tốt, đã hoàn thành hoặc sắp đưa vào sử dụng giá có tăng nhẹ (khoảng 1-2%) so với năm 2013.
Tại Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2014 đã có khoảng 4.150 giao dịch thành công (gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ 2013). Đặc biệt, lượng giao dịch tăng cao tại những dự án nhà ở thương mại có giá bán phù hợp, diện tích nhỏ, giao thông thuận lợi, đã bàn giao hoặc đang hoàn thiện, như dự án Times City và Royal City; Căn hộ chung cư Dự án Victoria – KĐT mới Văn Phú – Hà Đông; Dự án chung cư 175 Nguyễn Trãi - Q.Thanh Xuân ...
Ngoài ra, một số dự án nhà ở thương mại có giá thấp, tuy xa trung tâm nhưng có tiến độ thi công đảm bảo và sắp bàn giao cũng có giao dịch tốt như KĐT Tân Tây đô (Hoài Đức), Dự án 136 Hồ Tùng Mậu –Từ Liêm ...
Qua số liệu về giao dịch cho thấy, thị trường BĐS Hà Nội đã có chuyển biến tích cực, lượng giao dịch khá, trong đó có nhiều giao dịch ở các dự án có tồn kho, từ đó đã góp phần làm giảm lượng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Giá nhà đang dần ổn định, đã có tác động tích cực, tạo thêm niềm tin của khách hàng vào thị trường.
Còn tại TP.HCM, có khoảng 2.300 giao dịch thành công (tương đương với cùng kỳ 2013). Lượng giao dịch thành công phần lớn là nhà ở chung cư tại những dự án có tiến độ xây dựng tốt, sắp hoàn thành hoặc đã đưa vào sử dụng và có mức giá trung bình hoặc thấp, các dự án NƠXH... Ngoài ra một số dự án chung cư thương mại cao cấp đã hoàn thành, ở các vị trí thuận lợi, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cũng có thanh khoản tốt...
Theo thống kê từ một số doanh nghiệp đầu tư và một số sàn giao dịch BĐS thì một số dự án có mức giá từ 13 triệu đồng/m2 đến 21 triệu đồng/m2 và có diện tích nhỏ và vừa từ dưới 70m2 đến 90m2 được nhiều khách hàng quan tâm.
Có thể thấy, tình hình giao dịch nhà ở trên thị trường TP.HCM có dấu hiệu khả quan, các giao dịch thành công chủ yếu các loại căn hộ có giá dưới 15 triệu đồng/m2. Tại các quận, huyện ven đô như quận 9, Q.Thủ Đức, huyện Bình Chánh và một số tỉnh lân cận do giá đất nền rẻ nên được nhiều người dân có nhu cầu quan tâm. Lượng giao dịch của phân khúc giá trung bình và thấp đang ấm dần, tạo sức lan tỏa, góp phần tích cực làm tan băng sang cả phân khúc thị trường BĐS cao cấp...
Dù thị trường đã có những chuyển biến tốt, đón nhận nhiều thông tin tích cực, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thì sự phục hồi này vẫn chưa ổn định, còn thiếu sự liên kết bền vững và đặc biệt, cần phải có sự nỗ lực bền bỉ từ tất cả các bên gồm chủ đầu tư, chính quyền, người mua, ngân hàng… Có như thế, mới tạo dựng được niềm tin của khách hàng vào thị trường.
Linh Anh
Theo Báo Xây dựng
Các bản tin khác
- Ngân hàng Nhà nước từ chối gia hạn gói 30.000 tỷ đồng
- Đầu tư theo kênh nào để sinh lời?
- Đà Nẵng: Cấm chủ đầu tư bán nhà đất dưới mọi hình thức khi dự án chưa đủ thủ tục pháp lý
- 5.581 tỷ đồng xây dựng cảng Liên Chiểu giai đoạn 1
- Ô tô Indonesia 300 triệu, xe Thái 400 triệu đổ về Việt Nam
- Du lịch Đà Nẵng 2017 kỳ vọng bùng nổ với lễ hội pháo hoa
- Đà Nẵng siết chặt hoạt động quản lý đất đai, nhà ở, căn hộ
- NGHỊ QUYẾT HĐND THÀNH PHỐ: Đặt, đổi tên một số đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2016
- Kinh nghiệm chọn mua chung cư
- Đà Nẵng sẽ đầu tư 9.677 tỷ đồng tái cấu trúc phát triển đô thị
- Bất động sản làm tăng áp lực lên hạ tầng của Đà Nẵng
- WB và ADB ủng hộ dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Khẩn trương giải quyết việc đền bù, giải tỏa dự án Trung tâm thương mại Chợ Cồn và công viên thành phố
- Nghiên cứu khả thi dự án Di dời ga đường sắt và Tái phát triển đô thị TP Đà Nẵng do Tư vấn quốc tế của WB thực hiện
- Đấu giá lô đất lớn góc đường Ngô Quyền–Võ Văn Kiệt
- Dự án KCN Hòa Khánh mở rộng: Chia lô cho công nhân xây nhà ở
- Nhiều điểm mới trong quy chế cho vay mới
- Xác định khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Đà Nẵng
- Không lo tiền bị 'chôn' trong bất động sản
- Đà Nẵng đáng sống, cần thêm “đáng đầu tư”