(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp của thành phố Đà Nẵng.
Ảnh minh họa |
Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND thành phố Đà Nẵng tiếp tục thực hiện thí điểm về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 17/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi Đề án thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng được phê duyệt. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng kết nội dung thí điểm về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tổng kết Đề án thí điểm kiện toàn hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các nội dung còn lại tại các địa bàn thí điểm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 này.
Theo Đề án thí điểm kiện toàn hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 447/QĐ-TTg, Đề án được thí điểm tại 4 tỉnh, thành phố: Hà Nam, Hải Phòng, Đà Nẵng và Đồng Nai.
Mục tiêu của Đề án nhằm kiện toàn hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm khắc phục hạn chế của hệ thống Văn phòng đăng ký sử dụng đất ở hai cấp hiện nay và tiến tới chuẩn hóa hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo mô hình của các nước trên thế giới, phù hợp với điều kiện công nghệ hiện đại.
Kết quả thử nghiệm 2 năm qua đã thể hiện nhiều ưu điểm nổi bật của mô hình Văn phòng Đăng ký một cấp so với trước đây. Cụ thể là hoạt động đăng ký, cấp giấy chứng nhận đã có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất, có tính chuyên nghiệp hơn. Tại Đà Nẵng, sau khi chuyển thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về Sở Tài nguyên và Môi trường, Thành phố đã phát hiện và xử lý hàng nghìn trường hợp trước đây đã giải quyết thủ tục không đúng quy định.
Sau 2 năm triển khai tại Đà Nẵng, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp đã thực hiện đăng ký cấp lần đầu được 23.291 GCN với diện tích 31.215ha. Giải quyết gần 90.000 hồ sơ đăng ký biến động sau khi cấp GCN. Đặc biệt, thời gian cấp GCN lần đầu cho người sử dụng đất là 15 ngày, trường hợp được giao đất, được cho thuê đất, được bố trí tái định cư, cấp đổi bổ sung quyền sở hữu đất là 10 ngày, trường hợp cấp đổi do bị rách, nhòe là 7 ngày. Việc trễ hẹn chỉ ở mức dưới 3% so với tổng số hồ sơ được giải quyết. Qua đó, đã đáp ứng kịp thời yêu cầu của tổ chức, công dân trên địa bàn.
Phan Hiển
Theo Cổng TTĐT Chính Phủ
Các bản tin khác
- Mua nhà bằng hợp đồng vay vốn: Khách hàng tự "thả gà ra đuổi"
- Khai trương Công viên APEC tại Đà Nẵng
- Không chỉ cảnh đẹp, đây mới là điều khiến Ba Na Hills ngày càng hấp dẫn
- Những lưu ý khi mua đất nằm trong diện quy hoạch
- Hé lộ siêu dự án “một bước tới biển” ở Tây Bắc Đà Nẵng
- APEC 2017: Thương hiệu Đà Nẵng đang ghi dấu ấn trên toàn cầu
- Động lực bùng nổ lợi nhuận ngân hàng 2017
- Công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng
- Nhiều dự án ven sông Cổ Cò tiếp tục hút khách
- 1.800 tỉ đồng cho dự án tháp đôi Movenpick Hotels & Residences Risemount Apartment Da Nang
- Những rắc rối khó lường khi mua đất chung sổ đỏ
- Những lưu ý khi đầu tư condotel Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng và xu hướng rời phố về ven đô
- Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ cuối: Địa điểm đáng để đầu tư)
- Chỉ có 15 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Thị trường bất động sản nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ 1: Điểm đến lý tưởng)
- Lợi thế bất động sản ven đô Đà Nẵng
- Trước thềm APEC, dòng vốn 35.000 tỷ lan tỏa tới thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Không thể chậm trễ!
- Đại gia mới xuất hiện: Cuộc đổi vận ngàn tỷ ở Đà Nẵng