Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2013. Theo đó, Bộ Tư pháp đứng thứ 2 trong Bảng xếp hạng mức độ Ứng dụng công nghệ thông tin tổng thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Theo báo cáo, mức độ triển khai ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước năm 2013 vẫn tiếp tục được đánh giá trên 5 nhóm tiêu chí là: Hạ tầng kỹ thuật CNTT; Triển khai ứng dụng CNTT; Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Cơ chế chính sách và quy định thúc đẩy ứng dụng CNTT; Nhân lực và Đầu tư cho ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, trong năm 2013 có một sự thay đổi là: với sự phát triển của công nghệ và vì đặc thù quy mô cũng như chức năng, nhiệm vụ của mỗi Bộ ngành khác nhau nên việc đầu tư, triển khai hạ tầng CNTT cũng sẽ khác nhau nên không thực hiện chấm điểm xếp hạng đối với nội dung hạ tầng kỹ thuật CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Báo cáo đánh giá cho biết, trong năm 2013, công tác ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và phục vụ người dân và doanh nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục được các cơ quan quan tâm triển khai, nhìn chung, mức độ ứng dụng CNTT tại các cơ quan tăng nhẹ so với năm 2012, tuy nhiên vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa các đơn vị đứng đầu và các đơn vị phía cuối.
Với số điểm tối đa trong công tác tổ chức đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, đồng thời nằm trong nhóm dẫn đầu về ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ và xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT, Bộ Tư pháp được đánh giá là cơ quan có mức độ Ứng dụng công nghệ thông tin cao thứ 2 trong số các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Điều này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Tư pháp trong việc đầu tư triển khai ứng dụng CNTT, sự phối hợp tích cực của các đơn vị thuộc Bộ và sự nỗ lực của Cục Công nghệ thông tin trong việc triển khai các ứng dụng CNTT trong toàn ngành.
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư pháp
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay