Luật Đất đai năm 2013 không còn sử dụng thuật ngữ pháp lý "công chứng Nhà nước", mà chỉ có thuật ngữ "công chứng" để chứng nhận hợp đồng, giao dịch liên quan đến đất đai. Điều này cũng đã giải tỏa tâm lý của nhiều cá nhân, tổ chức trước đây vẫn cứ quan niệm rằng các hợp đồng, giao dịch liên quan đến đất đai điểm phải được công chứng Nhà nước xác nhận.
Luật Đất đai năm 2003 sử dụng thuật ngữ "công chứng Nhà nước" tại nhiều Điều luật, có thể liệt kê một số dưới đây:
Điểm b khoản 1 Điều 122 Luật Đất đai năm 2003 quy định: "Hồ sơ xin giao đất, thuê đất gồm đơn xin giao đất, thuê đất; dự án đầu tư của tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có dự án đầu tư và bản sao giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư có chứng nhận của công chứng nhà nước".
Điểm b khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai năm 2003 quy định: "Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân phải có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước".
Điểm b khoản 1 Điều 127 Luật Đất đai năm 2003 quy định: "Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất".
Điểm b khoản 1 Điều 128 Luật Đất đai năm 2003 quy định: "Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất".
Điểm b khoản 1 Điều 129 Luật Đất đai năm 2003 quy định: "Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước".
Và tại một số điều luật khác của Luật Đất đai năm 2003.
Trụ sở VPCC Bảo Nguyệt- 50 Hoàng Văn Thụ, Đà Nẵng
Tuy nhiên, kể từ khi Luật công chứng được ban hành ngày 29. 11. 2006, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng, cho phép thành lập mô hình Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động song song cùng Phòng công chứng (trong dân gian hay gọi là công chứng Nhà nước), các hợp đồng, giao dịch do Phòng công chứng chứng nhận có giá trị như Văn phòng công chứng, thì thuật ngữ "công chứng Nhà nước" ngày càng ít được sử dụng và không còn quy định tại văn bản pháp luật nào mới ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung sau khi ban hành Luật công chứng. Đến Luật Đất đai năm 2013 (có hiệu lực thi hành ngày 1. 7. 2014) càng khẳng định chủ trương này, Luật này chỉ sử dụng thuật ngữ "công chứng", quy định tập trung tại Điều 167 :
Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều này cũng đã giải tỏa tâm lý của không ít cá nhân, tổ chức trước đây mặc dù đã có Luật công chứng quy định như nêu trên, song họ vẫn cứ quan niệm rằng các hợp đồng, giao dịch liên quan đến đất đai, nhà cửa, tài sản khác gắn liền với đất thì cần công chứng tại Phòng công chứng (công chứng Nhà nước), do Luật Đất đai 2003 quy định "công chứng Nhà nước" thực hiện. Thì nay Luật Đất đai năm 2013 đã quy định không phân biệt công chứng nào, không sử dụng loại hình công chứng Nhà nước nữa mà chỉ quy định các tổ chức hành nghề công chứng nói chung đều có thẩm quyền công chứng những hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản.
Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt xin được chia sẻ sự nghiên cứu của mình về Luật Đất đai năm 2003 liên quan đến hoạt động công chứng đến bạn đọc gần xa.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 8 năm 2014
Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt
Các bản tin khác
- KỈ NIỆM 79 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM CỦA ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN NGUYỄN VŨ MINH NGUYỆT
- ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN NGUYỄN VŨ MINH NGUYỆT
- NỮ ANH HÙNG NGUYỄN VŨ MINH NGUYỆT DÂNG HƯƠNG LIỆT SĨ NÔNG SƠN
- BÔNG HỒNG THEP
- NHÂN NGÀY 8-3: ĐÓA HOA CAN TRƯỜNG
- ĐOÀN XÃ SƠN VIÊN HUYỆN NÔNG SƠN VIẾNG HƯƠNG, THAY HOA PHẦN MỘ NGHĨA TRANG LIỆT SĨ XÃ SƠN VIÊN
- Người cựu binh nặng lòng với quê hương
- "BÔNG HỒNG THÉP" HĂNG SAY LÀM VIỆC THIỆN
- Thơ em Quang Nhẫn gửi chị Minh Nguyệt
- Thắp sáng chiến trường xưa
- Hai nửa cuộc đời của “Hoa hồng thép”
- Gặp “bông hồng thép” miền Tây xứ Quảng
- Phượng hoàng lửa: Nguyễn Vũ Minh Nguyệt
- Có một Anh hùng thầm lặng…
- Chuyện xúc động về nữ Anh hùng LLVTND trong ngành Kiểm sát
- Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt trao quà tết cho người nghèo nhân dịp Xuân Canh Tý
- Đoàn xã Sơn Viên tổ chức chương trình “Trái tim đồng đội”
- Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt trao quà tết cho người nghèo nhân dịp Xuân Ất Hợi
- Trưởng VPCC Bảo Nguyệt tham gia thành lập Hiệp hội công chứng Việt Nam
- HÃY VỀ VỚI MẸ NHƯ MỘT NGƯỜI CON!