Sẽ rút ngắn thời gian, đồng thời hướng tới việc cung cấp thông tin quy hoạch qua mạng.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QHKT) sẽ rà soát và kiến nghị UBND TP.HCM điều chỉnh các quy định liên quan nhằm tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận thông tin quy hoạch” - ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở QHKT, trao đổi về bài viết “Đủ kiểu cung cấp thông tin quy hoạch” (Pháp Luật TP.HCM ngày 15-8).
Không để dân phải đợi lâu
. Phóng viên: Ông nhận định như thế nào về thời gian cung cấp thông tin quy hoạch cho người dân mà các địa phương đang thực hiện?
+ Ông Nguyễn Thanh Toàn: Cung cấp thông tin quy hoạch không phải là công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. Hiện toàn TP đã phủ kín các đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000. Đồng thời, TP và các quận, huyện cũng đang lập quy chế quản lý QHKT đô thị và thiết kế đô thị tại một số khu vực. Như vậy, công tác cung cấp thông tin quy hoạch rất thuận lợi và nhanh chóng. Chỉ cần có đầy đủ dữ liệu gồm các tọa độ, số lô, số thửa đất là có thể tra ra ngay vị trí và các thông tin quy hoạch liên quan.
Người dân xem thông tin quy hoạch một khu dân cư tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: HTD
Năm 2011, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Xây dựng, UBND TP có văn bản quy định việc cung cấp thông tin quy hoạch không được quá 20 ngày làm việc. Tuy nhiên, hiện một số địa phương có thể giải quyết nhanh hơn thời gian quy định như bài báo đã nêu.
. Như vậy quy định này hiện không còn phù hợp và cần phải điều chỉnh lại, thưa ông?
+ Đúng vậy. Thời điểm 2011 TP vẫn chưa phủ kín quy hoạch 1/2.000, điều kiện để cung cấp thông tin quy hoạch chưa thuận lợi như bây giờ. Trong điều kiện hiện nay, văn bản đó đã lỗi thời và sẽ phải điều chỉnh lại cho hợp lý, phù hợp thực tế hơn.
. Theo ông, việc cung cấp thông tin quy hoạch cần bao nhiêu ngày là hợp lý?
+ Vấn đề này Sở sẽ làm việc với các quận, huyện để thống nhất. Hiện cán bộ phụ trách cũng rất nhiều đầu việc, do đó phải sắp xếp làm sao để cán bộ không quá tải nhưng người dân cũng không phải chờ đợi lâu.
Công khai từng vị trí nhà, đất
. Một số quận, huyện chỉ cung cấp văn bản thông tin quy hoạch cho người đứng tên trên giấy hồng hoặc có giấy ủy quyền, lý do là để đảm bảo bí mật tài sản cho chủ nhà, đất. Quan điểm của ông như thế nào?
+ Theo tôi, hiểu như thế là cứng nhắc. Về nguyên tắc, tất cả tổ chức, cá nhân có yêu cầu đều phải được cung cấp đầy đủ các thông tin về quy hoạch như ranh giới của khu vực hoặc lô đất, chức năng sử dụng đất, diện tích, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, cốt xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao tối đa/tối thiểu xây dựng công trình…
Mọi người dân có quyền tìm hiểu thông tin quy hoạch về bất kỳ một vị trí nhà, đất nào cần thiết cho họ. Nếu người nào đó dựa vào thông tin quy hoạch để có hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác thì đã có các quy định pháp luật khác điều chỉnh.
. Nhiều địa phương cho rằng chưa có một quy trình chuẩn quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin quy hoạch nên mỗi nơi một cách hiểu và cách làm khác nhau, thậm chí có nơi không làm (như việc cung cấp thông tin bằng hình thức giải thích trực tiếp). Việc này sẽ được chấn chỉnh như thế nào trong thời gian tới?
+ Sau khi thống nhất với các quận, huyện, Sở sẽ kiến nghị UBND TP điều chỉnh và ban hành quy định mới, áp dụng chung cho tất cả quận, huyện. Chúng tôi cũng đang hướng tới việc cung cấp thông tin quy hoạch qua mạng Internet. Khi đó, người dân chỉ cần ngồi nhà cũng có thể tra cứu được thông tin quy hoạch một vị trí nhà, đất nào đó. Hình thức này mang lại rất nhiều lợi ích, bỏ được những công đoạn không cần thiết. Nhưng đây mới chỉ là ý tưởng và để xây dựng được cũng phải mất rất nhiều thời gian và kinh phí.
Xin cảm ơn ông.
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn