Được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Tư pháp, trong khuôn khổ “Dự án hỗ trợ kỹ thuật về cải cách hệ thống tư pháp và pháp luật” với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), ngày 12/8/2014 tại trụ sở Bộ Tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã phối hợp với JICA tổ chức Tọa đàm góp ý dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề về thế chấp và giải quyết tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Tham dự Tọa đàm có ông Ngô Anh Dũng - Phó Chánh tòa Dân sự, Tòa án nhân dân tối cao, ông Trần Hùng Phi - Cục trưởng thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Sukahara - Chuyên gia của Dự án JICA, cùng gần 60 đại biểu đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà nước, Hiệp hội ngân hàng VN, Tòa án nhân dân quận, huyện thuộc TP. Hà Nội, các cơ sở đào tạo luật, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, tổ chức hành nghề công chứng, luật sư, tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội.
Tại Tọa đàm, ông Hồ Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã giới thiệu nội dung chủ yếu của dự thảo Thông tư. Đồng thời, Chuyên gia của Dự án JICA cũng đã giới thiệu những nội dung cơ bản của pháp luật Nhật Bản về giao dịch bảo đảm bằng bất động sản. Trên cơ sở đó các chuyên gia của Việt Nam và các đại biểu đại diện các cơ quan, tổ chức đã tiến hành trao đổi, thảo luận và đề xuất, kiến nghị một số nội dung nhằm hoàn thiện dự thảo Thông tư. Các chuyên gia và các đại biểu đều nhất chí cho rằng việc ban hành Thông tư là hết sức cần thiết và cần phải sớm ban hành Thông tư này. Những nội dung thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, đại biểu tham gia và được trao đổi, thảo luận nhiều nhất gồm: Việc ký kết hợp đồng thế chấp trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, trong đó các đại biểu đặc biệt quan tâm đến tiêu chí và cách thức xác định thành viên hộ gia đình, cách thức xử ký đối với trường hợp tại thời điểm ký kết hợp đồng có thành viên hộ gia đình chết; việc ký kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp khác như: Giấy chứng nhận chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; tạm dừng việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi phát sinh tranh chấp; giải quyết tranh chấp về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp: đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, hợp đồng chỉ có chữ ký của vợ hoặc chồng, hợp đồng chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất…
Thay mặt cơ quan chủ trì cuộc họp, ông Hồ Quang Huy khẳng định trên cơ sở những ý kiến góp ý của chuyên gia Nhật Bản và các đại biểu tại buổi Tọa đàm, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện dự thảo để sớm trình Lãnh đạo các Bộ, ngành hữu quan ban hành Thông tư, kịp thời giải quyết những vướng mắc trong việc thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư pháp
Các bản tin khác
- Mua nhà bằng hợp đồng vay vốn: Khách hàng tự "thả gà ra đuổi"
- Khai trương Công viên APEC tại Đà Nẵng
- Không chỉ cảnh đẹp, đây mới là điều khiến Ba Na Hills ngày càng hấp dẫn
- Những lưu ý khi mua đất nằm trong diện quy hoạch
- Hé lộ siêu dự án “một bước tới biển” ở Tây Bắc Đà Nẵng
- APEC 2017: Thương hiệu Đà Nẵng đang ghi dấu ấn trên toàn cầu
- Động lực bùng nổ lợi nhuận ngân hàng 2017
- Công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng
- Nhiều dự án ven sông Cổ Cò tiếp tục hút khách
- 1.800 tỉ đồng cho dự án tháp đôi Movenpick Hotels & Residences Risemount Apartment Da Nang
- Những rắc rối khó lường khi mua đất chung sổ đỏ
- Những lưu ý khi đầu tư condotel Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng và xu hướng rời phố về ven đô
- Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ cuối: Địa điểm đáng để đầu tư)
- Chỉ có 15 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Thị trường bất động sản nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ 1: Điểm đến lý tưởng)
- Lợi thế bất động sản ven đô Đà Nẵng
- Trước thềm APEC, dòng vốn 35.000 tỷ lan tỏa tới thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Không thể chậm trễ!
- Đại gia mới xuất hiện: Cuộc đổi vận ngàn tỷ ở Đà Nẵng