Sáng ngày 14/8, Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (sửa đổi) đã tổ chức phiên họp đầu tiên với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành có liên quan. Bà Đỗ Hoàng Yến, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì phiên họp.
Nội dung dự thảo Nghị định quy định phạm vi điều chỉnh bao gồm: điều kiện trụ sở của Văn phòng công chứng; Chính sách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Thủ tục chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; Thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng văn phòng công chứng; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên; Thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản và Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên. Bên cạnh các ý kiến đồng tình, một số đại biểu tham dự phiên họp đã đề nghị bổ sung một số nội dung khác về phạm vi điều chỉnh vào dự thảo Nghị định.
Về việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, khó khăn ở đây tập trung vào quy định thủ tục, trình tự chuyển đổi. Có hai phương án được đưa ra: Một là, việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng để tiếp tục thực hiện mục tiêu xã hội hóa hoạt động công chứng. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại Phòng công chứng vì đây là những người đã gắn bó và có đóng góp trong quá trình thành lập, phát triển, hoạt động tại tổ chức này, trong trường hợp có nguyện vọng nhận chuyển đổi thì cần có thứ tự ưu tiên cho Trưởng, Phó phòng công chứng, công chứng viên của Phòng công chứng dự kiến chuyển nhượng, không có người ngoài tham gia, việc chuyển đổi không mang tính thương mại. Do đó, dự thảo Nghị định cần quy định quy trình chuyển đổi mang tính hành chính nhiều hơn, công chứng viên có nguyện vọng nhận chuyển nhượng chỉ phải trả một khoản tiền mức độ. Ý kiến thứ hai cho rằng, việc chuyển đổi chứng nhằm thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng, thông qua đói Nhà nước sẽ thu được khoản tiền bổ sung cho ngân sách nhà nước, do vậy quy trình, thủ tục chuyển đổi phải thực hiện qua đấu giá các Phòng công chứng, người có điều kiện sẽ tham gia đấu giá.
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư Pháp
Các bản tin khác
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Cách ký tên, đóng dấu văn bản chuẩn theo Nghị định 30
- Nghị quyết giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ
- Toàn bộ trường hợp phải viết hoa trong văn bản theo Nghị định 30
- Năm 2020, phí công chứng nhà đất có thay đổi?
- Cho phép xây dựng căn hộ chung cư 25m2 từ 01/7/2020
- Sắp tới đây, thi công chức sẽ khó hơn hiện nay?
- Năm 2020: Có tới 15 trường hợp được cấp Sổ đỏ
- Từ 11/02/2020, áp dụng quy định mới khi đăng ký xe máy
- Chồng một mình đứng tên Sổ đỏ, vợ có bị thiệt?
- Cập nhật Bảng giá đất 63 tỉnh thành giai đoạn 2020 - 2024
- Toàn bộ trường hợp được miễn lệ phí trước bạ nhà đất
- Hướng dẫn cách để vợ chồng cùng đứng tên Sổ đỏ mới nhất
- NHỮNG LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN THÔNG TIN PHÁP LÝ CHO CONDOTEL. CẨN THẬN NHỮNG LỜI TRẤN AN CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ LOẠI HÌNH NÀY
- Thủ tục sang tên Sổ đỏ: Toàn bộ những hướng dẫn mới nhất
- Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được sang tên Sổ đỏ?
- Từ 01/4/2020, bãi bỏ hàng loạt quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng
- Video: 5 điều cần lưu ý khi mua căn hộ chung cư để tránh rủi ro
- Từ năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?
- Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi có Bộ luật Lao động mới?