Sáng ngày 14/8, Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (sửa đổi) đã tổ chức phiên họp đầu tiên với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành có liên quan. Bà Đỗ Hoàng Yến, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì phiên họp.
Nội dung dự thảo Nghị định quy định phạm vi điều chỉnh bao gồm: điều kiện trụ sở của Văn phòng công chứng; Chính sách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Thủ tục chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; Thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng văn phòng công chứng; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên; Thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản và Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên. Bên cạnh các ý kiến đồng tình, một số đại biểu tham dự phiên họp đã đề nghị bổ sung một số nội dung khác về phạm vi điều chỉnh vào dự thảo Nghị định.
Về việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, khó khăn ở đây tập trung vào quy định thủ tục, trình tự chuyển đổi. Có hai phương án được đưa ra: Một là, việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng để tiếp tục thực hiện mục tiêu xã hội hóa hoạt động công chứng. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại Phòng công chứng vì đây là những người đã gắn bó và có đóng góp trong quá trình thành lập, phát triển, hoạt động tại tổ chức này, trong trường hợp có nguyện vọng nhận chuyển đổi thì cần có thứ tự ưu tiên cho Trưởng, Phó phòng công chứng, công chứng viên của Phòng công chứng dự kiến chuyển nhượng, không có người ngoài tham gia, việc chuyển đổi không mang tính thương mại. Do đó, dự thảo Nghị định cần quy định quy trình chuyển đổi mang tính hành chính nhiều hơn, công chứng viên có nguyện vọng nhận chuyển nhượng chỉ phải trả một khoản tiền mức độ. Ý kiến thứ hai cho rằng, việc chuyển đổi chứng nhằm thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng, thông qua đói Nhà nước sẽ thu được khoản tiền bổ sung cho ngân sách nhà nước, do vậy quy trình, thủ tục chuyển đổi phải thực hiện qua đấu giá các Phòng công chứng, người có điều kiện sẽ tham gia đấu giá.
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư Pháp
Các bản tin khác
- Quy hoạch phân khu phía tây nam thành phố
- Đà Nẵng: quy hoạch 1/5000 Khu vực phía Tây Nam với 9.955 ha
- Khởi công Khu Công viên Phần mềm Đà Nẵng 15 ha vào tháng 11/2017
- Đầu tư vào bất động sản sẽ tiếp tục gặt hái thành công
- Danh sách các dự án đã thực hiện chuyển quyền theo NĐ11/CP
- Bất động sản Đà Nẵng: Du lịch tạo đà
- Ngỡ ngàng căn nhà tự “biết thở” độc đáo ở Đà Nẵng
- Sớm đưa Làng Đại học Đà Nẵng đi vào hoạt động
- Bất động sản Đà Nẵng và câu chuyện đầu tư "đúng thời điểm"
- Đi lạc vào thánh địa hoa tại Bà Nà Hills
- Minh bạch thông tin dự án bất động sản
- Du lịch đang tạo đòn bẩy cho bất động sản Đà Nẵng
- Công bố 18 dự án được thực hiện mua bán, chuyển quyền sử dụng đất
- Đà Nẵng đang chạy đua cùng APEC
- Chọn môi giới bất động sản còn hơn chọn mặt gửi vàng
- Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển thu hút nhà đầu tư
- Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu khu vực phía đông và bán đảo Sơn Trà
- Trao tay thành công 100% sản phẩm dự án Coco Riverside City giai đoạn 2 đến khách hàng
- Hoà Bình Green Đà Nẵng - Kỷ lục thi công trên thị trường xây dựng Việt Nam
- [HÌNH ẢNH] Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phục vụ APEC 2017