Bước chuyển lớn của pháp luật về nhà ở có thể được thông qua vào kỳ họp cuối năm nay...
Dự thảo luật mới nhất đã mở đến mức cả Việt kiều và cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là được sở hữu nhà ở.
Nếu đối tượng và điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam của Việt kiều và người nước ngoài được mở rộng thì chắc chắn các căn hộ ở đây sẽ đắt khách, vị giám đốc bán hàng tại một dự án căn hộ cao cấp ở Đà Nẵng nói với VnEconomy.
Nhận định “sẽ đắt khách” không hẳn hàm ý về nguồn lực tài chính của người mua nhà, mà quan trọng hơn là sự tin cậy về mặt pháp lý. Bởi không ít khách ngoại sẵn sàng bỏ hàng ngàn USD/tháng để thuê nhà dài hạn, song khi tính chuyện mua thì lại rất ngại ngần, ngay tại dự án đó.
Vì, câu chuyện liên quan đến sở hữu và phạm vi kinh doanh địa ốc của Việt kiều và tổ chức, cá nhân người nước ngoài đã được đề cập khá nhiều. Song câu trả lời chắc chắn vẫn còn phải chờ việc sửa cả hai dự án Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm nay.
Với sở hữu nhà, như VnEconomy đã đề cập, dự thảo luật mới nhất đã mở đến mức cả Việt kiều và cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là được sở hữu nhà ở.
Tất nhiên, còn một số điều kiện đi kèm, song quy định này, dù đang còn rất nhiều tranh cãi, cũng cho thấy đã có bước chuyển lớn của pháp luật về nhà ở. Vì được phép nhập cảnh chỉ là một trong các điều kiện để Việt kiều và người nước ngoài có thể sở hữu nhà tại Việt Nam.
Nhưng, cơ hội với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ dừng ở sở hữu mà còn là phạm vi kinh doanh.
Dù có thêm chỉnh sửa, song dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản mới nhất vừa được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội vẫn nhất quán tinh thần thông thoáng hơn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Theo đó, cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều được đầu tư xây dựng nhà ở trên đất được Nhà nước giao để bán, cho thuê, cho thuê mua; đầu tư xây dựng nhà ở trên đất được Nhà nước cho thuê để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở trên đất được Nhà nước cho thuê để bán, cho thuê, cho thuê mua.
Cả hai đối tượng trên cũng đều được nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua. Được mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng trên đất thuê để cho thuê, cho thuê mua; thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại; đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật và thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật để cho thuê lại.
Riêng người Việt định cư ở nước ngoài còn được dầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở trên đất nhận chuyển nhượng, đất thuê trong khu công công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế để bán, cho thuê, cho thuê mua.
Dự án luật cũng cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được kinh doanh các dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản như người Việt Nam.
Để phù hợp với Luật Đất đai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã quy định hoạt động người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng và được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản được thực hiện thông qua một cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất của chủ đầu tư cần chuyển nhượng dự án và có quyết định giao đất, cho thuê đất đối với chủ đầu tư nhận chuyển nhượng dự án bất động sản.
Nguyễn Lê
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- DỰ ÁN CÔNG VIÊN ASIA Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc quy hoạch đã phê duyệt
- Những điểm 'độc đáo' về tòa nhà Trung tâm Hành chính Đà Nẵng
- Khách hàng đã được vay vốn mua căn hộ Nest Home I Đà Nẵng từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng
- Khởi công xây dựng 1.558 căn hộ chung cư mới
- Từ từ tháo gỡ "tảng băng" bất động sản
- Đà Nẵng lung linh về đêm
- Bộ trưởng Tài nguyên: 'Tiến độ cấp sổ đỏ quá chậm'
- Tăng cường an toàn pháp lý cho các giao dịch về bất động sản
- Triển khai gói hỗ trợ 30 ngàn tỷ đồng ở Đà Nẵng: Hồ sơ nhiều giải ngân nhỏ giọt
- Gói 30.000 tỉ đồng: Có bị sử dụng sai mục đích?
- Huỷ bỏ một số quyết định liên quan đến vấn đề quy hoạch
- Thêm một động thái hỗ trợ thị trường bất động sản
- Giá đất tái định cư hộ chính khu dân cư Nam Tuyên Sơn và phía Tây Trường Lê Lợi
- Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai
- Tránh rủi ro khi giao dịch nhà đất
- Đầu tư hơn 454 tỷ đồng thực hiện dự án FPT Complex Đà Nẵng
- Đến thời của đất nền giá rẻ?
- 'Trần lãi suất tiết kiệm giảm về 7%'
- Thêm hướng dẫn về gói tín dụng 30.000 tỷ
- Hàng triệu người không phải nộp thuế TNCN từ 1.7.2013