(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý đất đai theo hướng cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC) và liên thông bảo đảm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong tháng 9/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải công bố bộ thủ tục hành chính về đất đai theo thẩm quyền và theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật để người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định về thủ tục hành chính về đất đai tại các địa phương; xử lý nghiêm và kịp thời các cơ quan, tổ chức quy định thêm thủ tục, hồ sơ, không thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch thủ tục hành chính. Tăng cường, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc ngành tài nguyên và môi trường.
Bên cạnh đó tập trung và đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ đa mục tiêu, tạo điều kiện để thực hiện giao dịch điện tử và tin học hóa trong việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tập trung đôn đốc, hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương hoàn thành việc kiện toàn và tổ chức lại Văn phòng đăng ký đất đai và Tổ chức phát triển quỹ đất một cấp trước ngày 31/12/2014.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tập trung xây dựng, ban hành văn bản về quy trình liên thông giải quyết các thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất theo hướng thực hiện tối đa cơ chế một cửa liên thông, giảm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư trong việc chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục; tránh tình trạng bắt buộc phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định như đã diễn ra tại một số địa phương trong thời gian qua.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, sửa đổi bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế tài chính, các nguồn thu và việc sử dụng các nguồn thu để bảo đảm kinh phí cho Văn phòng đăng ký đất đai và Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động có hiệu quả; sửa đổi, bổ sung quy định về các khoản thu, mức thu phí, lệ phí khi thực hiện các thủ tục hành chính và cung cấp thông tin đất đai.
Theo thống kê, phần lớn các thủ tục hành chính tập trung vào một số lĩnh vực bức xúc, nhạy cảm, liên quan đến đại bộ phận người dân và doanh nghiệp như đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước… Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố công khai 214 thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, trong đó lĩnh vực đất đai là 74 thủ tục hành chính, môi trường là 42, địa chất và khoáng sản là 23, tài nguyên nước là 22, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu là 18…
Riêng trong lĩnh vực đất đai đã được qui định theo nguyên tắc “một cửa”, hồ sơ đơn giản hơn, thời gian thực hiện các thủ tục được rút ngắn hơn. Các địa phương cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc rà soát, bãi bỏ những thủ tục, hồ sơ không cần thiết, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện thủ tục hành chính, công bố công khai các thủ tục để cho người dân, doanh nghiệp thuận tiện tra cứu, áp dụng, bước đầu đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Phan Hiển
Theo Cổng TTĐT Chính Phủ
Các bản tin khác
- Người dân ủng hộ chủ trương xây dựng hầm chui phía tây cầu Sông Hàn
- Dự án Euro Village mở bán đợt 2
- Hiệp hội BĐS kiến nghị "xả" hết gói 30.000 tỉ đồng
- "Công trình xanh" tiêu biểu của kiến trúc Đà Nẵng
- Marina Complex, không gian sống cao cấp bên sông Hàn
- Hơn 34,4 tỷ đồng thảm bê tông nhựa và lát gạch vỉa hè các tuyến đường trên địa bàn thành phố
- Dự án có bến du thuyền đầu tiên tại Đà Nẵng mở bán đợt 2
- Bất động sản Đà Nẵng: Biệt thự đi trước, căn hộ ngước nhìn!
- Đề nghị Bộ Tài chính bố trí vốn để hoàn thành sớm các công trình trọng điểm
- Thống nhất hướng tuyến và vị trí nhà ga đường sắt mới
- Cải tạo, chỉnh trang 33 tuyến đường phục vụ APEC 2017
- Sắp ra mắt khu phức hợp bất động sản và bến du thuyền cao cấp đầu tiên tại Đà Nẵng
- Asia Park giảm 50% giá vé cho người Đà Nẵng
- Người vay gói 30.000 tỷ đồng "bỗng dưng muốn khóc", vì đâu?
- 6 tuyến đường lưu thông một chiều
- Phát triển đô thị theo hướng bền vững
- Cải tạo nút giao thông đường Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương
- Đổi mới công tác đền bù, giải tỏa và tái định cư Nói phải đi đôi với làm
- Tận mắt xem hợp đồng tín dụng của gói 30.000 tỷ
- Đầu tư biệt thự biển: Của để dành cho con